1. Một số thông tin về bệnh sỏi thận
Sỏi thận là viên sỏi hình thành từ muối khoáng và axit và tồn tại bên trong thận. Về cơ bản, sỏi thận hình thành do các chất khoáng có trong nước tiểu kết tinh, dần dần bồi tụ tạo thành. Khi những viên sỏi di chuyển sẽ gây đau đớn cho người bệnh, cơn đau thường bắt đầu ở phía sau lưng dưới xương sườn, di chuyển dần tới bụng sau đó đến háng, khi sỏi thận đi qua đường tiết niệu, những cơn đau sẽ thay đổi.
Hình ảnh mô tả vị trí sỏi hình thành trong thận
Kiểm tra và chẩn đoán bệnh
- Xét nghiệm máu: Kết quả biểu hiện các vấn đề y tế, theo dõi sức khỏe thận, lượng canxi dư thừa hoặc mức acid uric trong máu.
- Xét nghiệm nước tiểu: Các xét nghiệm nước tiểu như nước tiểu 24 giờ có thể cho thấy cơ quan bào tiết có quá nhiều khoáng chất hình thành sỏi hoặc quá ít chất ức chế sỏi hay không.
- Kiểm tra hình ảnh: Hình ảnh chụp kiểm tra như vi tính cắt lớp (CT) hoặc X quang có thể hiển thị hình ảnh sỏi ở đường tiết niệu.
- Phân tích sỏi: Việc đi tiểu qua bộ lọc bắt sỏi có thể giúp thu thập được sỏi để xét nghiệm, các đặc điểm của sỏi sau khi phân tích được sử dụng để xác định nguyên nhân và kế hoạch điều trị.
Hình ảnh chụp X-quang giúp xác định vị trí sỏi thận
Phương pháp điều trị
Phương pháp điều trị sỏi thận sẽ thay đổi tùy theo nguyên nhân gây sỏi.
Điều trị sỏi nhỏ:
-
Uống nhiều nước, từ khoảng 2 - 3 lít mỗi ngày để tăng khả năng đào thải sỏi qua đường tiết niệu.
-
Uống thuốc giảm đau để giảm nhẹ các cơn đau khi sỏi nhỏ đi qua như Ibuprofen, Acetaminophen,…
-
Uống thuốc giãn cơ trơn để sỏi nhỏ dễ thoát ra khỏi niệu quản.
Điều trị sỏi lớn:
Phá vỡ sỏi bằng sóng âm: Đây là phương pháp tán sỏi thận qua da. Là kỹ thuật sử dụng sóng âm để tạo ra dao động và phá vỡ sỏi thành mảnh nhỏ, sỏi sau đó sẽ đi ra ngoài được qua nước tiểu. Đây là kỹ thuật có thể gây đau, vì vậy có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc gây mê.
Phẫu thuật loại bỏ sỏi: Thông qua một đường rạch ở lưng, bác sĩ sẽ trực tiếp lấy sỏi ra khỏi thận. Phẫu thuật này được thực hiện khi phương pháp tán sỏi thận ngoài da thực hiện không thành công hoặc sỏi có kích thước quá lớn.
Loại bỏ sỏi bằng phương pháp nội soi: Thông qua một ống nhỏ là ureteroscopy được trang bị máy ảnh, ống nhỏ sẽ được đưa qua niệu đạo và bàng quang để đến niệu quản và đến sỏi. Các công cụ có thể bẫy sỏi hoặc phá vỡ sỏi thành mảnh nhỏ.
Phẫu thuật tuyến cận giáp: Tuyến cận giáp hoạt động quá mức, sản xuất quá nhiều hormon tuyến cận giáp cũng có thể tạo ra sỏi canxi. Một khối u lành tính nhỏ có thể xuất hiện ở một trong 4 tuyến cận giáp. Phẫu thuật khối u tuyến cận giáp có thể ngăn ngừa tình trạng này.
Tán sỏi ngoài cơ thể, sóng có thể gây ra tiểu máu, bầm tím trên lưng hoặc bụng, chảy máu quanh thận và các cơ quan lân cận khác và khó chịu như là các mảnh đá đi qua đường tiết niệu.
2. Về phương pháp tán sỏi thận qua da
Phương pháp tán sỏi thận ngoài da là phương pháp gây ra rất ít sang chấn hoặc không gây ra, và được sử dụng rất rộng rãi trong những năm gần đây. Phương pháp này được thực hiện dựa trên sóng xung động được tạo ra từ hệ thống điện áp hoặc điện từ. Vị trí của sỏi được xác định qua hình ảnh X-quang hoặc siêu âm, sau đó sóng xung động sẽ tập trung vào vị trí của sỏi với một áp lực cao, trong mức 800 - 1.000 bares để phá vỡ hoặc làm vụn viên sỏi, mảnh sỏi nhỏ sẽ theo bài tiết và đi ra ngoài theo tự nhiên.
Tán sỏi thận ngoài da có thể gây tiểu máu, gây bầm tím ở lưng hoặc bụng, chảy máu quanh thận cũng như một số cơ quan khác. Cảm giác như mảnh đá đi qua đường tiết niệu cũng xuất hiện.
Hình ảnh mô tả cách sóng xung động phá vỡ các viên sỏi thận trong phương pháp tán sỏi qua da
Đối tượng chỉ định:
-
Phương pháp này sử dụng cho sỏi có đường kính >2cm và không quá rắn.
-
Bệnh nhân không mắc bệnh nhiễm trùng ở đường tiết niệu.
-
Bệnh nhân không mắc các bệnh về máu, không đang trong quá trình điều trị có sử dụng thuốc chống đông máu.
-
Có đường tiết niệu bình thường.
Đối tượng chống chỉ định:
-
Bị rối loạn đông máu đã được điều trị nhưng không có hiệu quả.
-
Mắc bệnh tăng huyết áp hoặc tiểu đường nhưng chưa được điều trị ổn định.
-
Nhiễm khuẩn tiết niệu.
-
Có những bất thường về những mạch máu ở trong thận.
-
Sỏi thận trên nền thận có nhu mô còn mỏng.
-
Bệnh nhân mắc các bệnh khác như hô hấp, tim mạch ảnh hưởng đến việc gây mê hoặc gây tê.
Biến chứng có thể xảy ra sau khi thực hiện kỹ thuật:
-
Chảy máu.
-
Thủng hệ thống đài bể thận.
-
Sốc nhiễm trùng.
-
Tổn thương cơ quan lân cận như phổi - màng phổi, đại tràng, tá tràng, gan, lách,…
3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tán sỏi thận qua da
Ưu điểm
Ít gây đau: So với phương pháp mổ thông thường qua đường rạch dài ở bụng, kỹ thuật tán sỏi qua da chỉ cần vết rạch nhỏ khoảng 0.6 cm ở lưng để thực hiện nên sẽ ít gây đau đớn cho bệnh nhân hơn.
Xử lý sạch 100% sỏi thận: Là phương pháp có thể kiểm tra toàn bộ đài bể thận và niệu quản nên không để sót sỏi.
Ít gây tổn hại đến thận: Phương pháp tán sỏi qua da gây ảnh hưởng rất ít đến các chức năng của thận với mức chỉ khoảng 1%, thay vì phẫu thuật bình thường có thể ảnh hưởng mức lớn hơn rất nhiều đến chức năng của thận do đường rạch trên nhu mô thận.
Hạn chế được tối đa các biến chức trong và sau khi mổ: So với phẫu thuật thông thường, tán sỏi qua da có thể giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng.
Tiết kiệm thời gian và tiền bạc: Là phương pháp ít gây đau nên bệnh nhân sau khi được tán sỏi không cần phải nằm viện quá lâu, có thể sớm quay lại với đời sống sinh hoạt hằng ngày.
Nhược điểm
Chi phí thực hiện khá cao: Với việc sử dụng vật tư gồm bộ nong thận, amplatz, catheter niệu quản và một số thiết bị khác, kỹ thuật tán sỏi qua da đòi hỏi chi phí cao hơn so với phương pháp mổ thông thường.
Đòi hỏi mức đào tạo của bác sĩ: Để đảm bảo có thể thực hiện tốt, bác sĩ cũng như kíp mổ cần được đào tạo bài bản, rèn luyện tốt về kỹ thuật và chiến thuật để đạt hiệu quả cao.
Phương pháp tán sỏi qua da chỉ được thực hiện khi viên sỏi có kích thước lớn hơn 2cm
Bởi tính hiệu quả và tiện lợi, phương pháp tán sỏi thận qua da đang được sử dụng rất rộng rãi trong thời đại hiện nay. Để được thực hiện điều trị tán sỏi an toàn hoặc được giải đáp thắc mắc liên quan, hãy gọi đến hotline 1900565656 để được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn miễn phí.