Tình trạng tiêm filler môi bị nổi mụn nước ngày càng phổ biến khi dịch vụ tiêm môi càng được nhiều khách hàng lựa chọn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng môi bị nổi mụn nước và ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ. Seoul Center sẽ cung cấp chi tiết 6 nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng nổi mụn nước sau khi tiêm filler môi.
Nguyên nhân tiêm filler môi bị nổi mụn nước
Những lý do khiến môi nổi mụn nước sau khi tiêm filler như kỹ thuật tiêm filler chưa chuẩn xác, filler kém chất lượng, bị lây nhiễm mụn rộp, quy trình không đảm bảo, chăm sóc không đúng cách, cơ địa kích ứng,… Chi tiết nguyên nhân tiêm filler nổi mụn nước như sau:
Kỹ thuật tiêm filler chưa chuẩn xác
Một trong những nguyên nhân khiến môi khách hàng bị nổi mụn nước sau khi tiêm filler chính là kỹ thuật tiêm chưa chuẩn xác. Điều này phụ thuộc vào trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của người thực hiện tiêm filler. Nếu tay nghề bác sĩ không đạt yêu cầu, tiêm filler quá nông khiến da nổi mụn nước. Hoặc tiêm filler quá sâu gây chèn ép mạch máu và dây thần kinh dẫn đến tắc mạch máu, nổi mụn và hoại tử môi.
Filler tiêm môi kém chất lượng
Sử dụng chất làm đầy môi bằng filler cần được kiểm định nguồn gốc xuất xứ và cấp phép hoạt động. Hầu hết các ca biến chứng sau khi tiêm filler môi là do sử dụng filler kém chất lượng. Khi đưa chất làm đầy không đạt yêu cầu vào bên trong môi, cơ thể sẽ phản ứng và đào thải. Lúc này sẽ xuất hiện tình trạng tiêm môi bị nổi mụn nước, gây ngứa ngáy và đau rát khó chịu.
Bị lây nhiễm mụn rộp sinh dục
Việc sử dụng dụng cụ tiêm filler không được vô trùng hay môi trường không đảm bảo vệ sinh làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm mụn rộp sinh dục. Đây cũng là nguyên nhân khiến tiêm filler môi bị nổi mụn nước. Thông thường sẽ ủ bệnh trong khoảng 3 tuần và sau đó lây lan rất nhanh. Mụn rộp sinh dục có thể khiến cho môi của bạn bị lở loét và lây sang các vùng trên mặt.
Quy trình thực hiện không an toàn
Hầu hết các địa chỉ tiêm filler kém uy tín với tay nghề bác sĩ kém chuyên môn, dụng cụ không được sát khuẩn, không đúng trình tự các bước thực hiện ,… dẫn đến nhiễm trùng và nổi mụn nước sau khi tiêm filler. Bởi vậy, bạn cần lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ đảm bảo quy trình thực hiện an toàn, phòng tránh những biến chứng ở môi sau khi tiêm filler.
Ngoài những biến chứng thì song song với đó là vấn đề tiêm filler môi có hại không được nhiều người thắc mắc mà bạn nên tham khảo qua để phòng tránh nhé.
Chăm sóc không đúng cách
Chế độ chăm sóc sau khi tiêm filler môi đặc biệt quan trọng, quyết định đến 30% kết quả thẩm mỹ. Nhiều khách hàng tiêm filler môi bị nổi mụn nước do không thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ trong chế độ ăn uống và vệ sinh môi sau tiêm filler. Nhất là chế độ kiêng khem sau khi tiêm filler môi, một số loại thực phẩm dễ gây kích ứng, nổi mụn ở môi.
Tìm hiểu ngay tiêm filler môi kiêng gì để rõ chi tiết cũng như phổ cập thêm cho mình những thông tin để phòng tránh những biến chứng không mong muốn nhé.
Cơ địa bị kích ứng filler
Một số trường hợp môi nổi mụn nước do cơ địa khách bị kích ứng với chất làm đầy filler. Mặc dù trường hợp này rất ít gặp nhưng bạn cũng nên cẩn thận. Tuy filler được đánh giá là thành phần lành tính nhưng vẫn không thể tránh khỏi kích ứng. Do đó bạn cần được thăm khám và test thử phản ứng cơ thể với filler trước khi làm đẹp.
Cách khắc phục tiêm filler môi bị mụn nước
Tiêm filler môi bị nổi mụn nước không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn nguy hại đến sức khỏe khách hàng. Nếu kéo dài tình trạng sẽ làm filler môi bị hỏng gây mưng mủ, lan rộng ra các vùng lân cận và hoại tử môi. Seoul Center gợi ý đến bạn một số cách khắc phục môi nổi mụn nước sau khi tiêm filler:
Tìm hiểu ngay về vấn đề tiêm filler bị hoại tử để phổ cập cách nhận biết cũng như hướng xử lý trước khi tình trạng không mong muốn xảy ra nhé.
- Việc đầu tiên là bạn cần đến các trung tâm, bệnh viện xử lý biến chứng tiêm filler để được các bác sĩ chuyên môn chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra giải pháp kịp thời.
- Bác sĩ sẽ thực hiện tiêm tan filler để đào thải ra khỏi cơ thể trong trường hợp bạn bị kích ứng với hợp chất filler. Đối với những trường hợp khác, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh vết thương và kê toa thuốc phù hợp với từng đối tượng.
- Hãy thực hiện chườm lạnh khoảng 10 - 15 phút với túi chườm lạnh đảm bảo khô ráo để giảm các triệu chứng sưng đau, bầm tím ở môi. Tránh để dính nước hay chườm đá trực tiếp lên môi dễ nhiễm trùng.
- Không thoa hay bôi bất kỳ loại thuốc, mỹ phẩm nào ngoài đơn thuốc của bác sĩ chỉ định. Phòng tránh tình trạng kích ứng và nổi mụn nhiều hơn ở môi.
Bạn đã thực hiện nhưng chưa hiệu quả
Cùng nghe chuyên gia tại Seoul Center tư vấn kỹ càng về phương pháp filler để khắc phục kịp thời nhé!