1. Bệnh u nguyên bào thần kinh là như thế nào?
Nguyên bào thần kinh là những tế bào thần kinh chưa trưởng thành trong bào thai. Đa phần sẽ trưởng thành trước khi em bé được sinh ra hoặc cũng có thể là vào thời điểm vài tháng đầu sau sinh.
Khi quá trình này được diễn ra một cách bình thường, chúng sẽ trở thành tế bào thần kinh hay tế bào tủy thượng thận. Tuy nhiên, tình trạng có sự phát triển bất thường cũng xuất hiện. Một vài trường hợp sẽ dẫn đến bệnh u nguyên bào thần kinh.
Như vậy, nếu xuất hiện sự rối loạn bất thường trong quá trình nguyên bào thần kinh trưởng thành thì sẽ dẫn tới sự phát triển của bệnh. Đáng lưu ý, đây là căn bệnh ung thư phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là các bé có độ tuổi dưới 1 tuổi. Trong đó, có nhiều bệnh nhân là bé trai mắc phải bệnh này hơn là bé gái.
Đối tượng bệnh nhân u nguyên bào thần kinh phổ biến là trẻ nhỏ
Với căn bệnh này, tế bào ác tính hầu hết sẽ phát triển ở tuyến thượng thận. Song sự phát triển của chúng cũng có thể diễn ra tại các mô thần kinh gần tủy sống như ở vị trí cổ, ngực, bụng hay xương chậu.
Thông thường, phần lớn các trường hợp bệnh nhân phát hiện ra căn bệnh ung thư này khi nó đã lan rộng đến các cơ quan khác trong cơ thể như phổi, gan, phổi, xương,...
2. Yếu tố nào làm nguy cơ mắc bệnh tăng lên?
Nguyên do dẫn đến bệnh u nguyên bào thần kinh chính xác là lý do gì đến hiện tại vẫn chưa được tìm ra. Một số ít trường hợp các đột biến xảy ra trong gen được xem là nguyên nhân dẫn tới bệnh.
Ngoài ra, khả năng mắc bệnh sẽ tăng lên trước tác động của một số yếu tố nguy cơ như sau:
2.1. Độ tuổi
Như đã nói, trẻ nhỏ cũng như trẻ sơ sinh là các đối tượng "quen thuộc" bị căn bệnh ung thư này. Trong đó, thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi. Phần lớn trong số đó được bắt gặp ở các bé dưới 5 tuổi, còn các bé đã trên 10 tuổi thì ít gặp hơn.
2.2. Tiền sử trẻ bị dị tật bẩm sinh
Các trường hợp trẻ bị dị tật bẩm sinh như dị tật hệ thần kinh, mắc bệnh tim bẩm sinh sẽ đối diện khả năng cao mắc bệnh ung thư hơn, không ngoại trừ bệnh u nguyên bào thần kinh.
Hoặc nếu trẻ gặp phải những rối loạn di truyền thì cũng có nguy cơ cao bị căn bệnh này.
Trường hợp trẻ có các rối loạn di truyền sẽ tăng khả năng mắc bệnh
2.3. Lối sống không lành mạnh
Đây là một yếu tố nguy cơ cũng có thể liên quan đến tình trạng bệnh này. Cụ thể là trong các trường hợp bệnh nhân người lớn. Điều này đến từ các thói quen: hút thuốc lá, uống bia rượu quá nhiều,...
3. Bệnh u nguyên bào thần kinh làm xuất hiện những triệu chứng nào?
Thông thường, các triệu chứng gây ra bởi căn bệnh này khởi đầu một cách âm thầm. Đây là căn bệnh có khả năng xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào thuộc hệ thần kinh giao cảm trong cơ thể bệnh nhân.
-
Nếu khối u xuất hiện ở bụng: bụng sẽ to lên cùng với tình trạng sốt, hiện tượng tiêu chảy, nước da trở nên xanh xao.
-
Nếu khối u xuất hiện ở vùng cổ: thường gây ho, khó thở.
-
Nếu khối u ở ngực: có thể dẫn tới các vấn đề liên quan đến hô hấp hay khả năng nuốt, tình trạng nhiễm trùng, ho mạn tính.
Kèm theo đó, bệnh còn có các dấu hiệu cảnh báo khác như:
-
Làm người bệnh bị sốt, cơ thể yếu ớt, mệt mỏi.
-
Xuất hiện tình trạng sụt cân.
-
Bị thiếu máu.
-
Bị lồi mắt, xuất huyết quanh hốc mắt.
-
Đau trong xương.
-
Triệu chứng cận u: Mắt bị rung giật, co giật chi-thái dương.
Bệnh nhi có triệu chứng bị sốt, cơ thể mệt mỏi
4. Chẩn đoán và điều trị bệnh ra sao?
Với các triệu chứng đã kể đến, những phương pháp nào sẽ được áp dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh u nguyên bào thần kinh? Thông tin giúp trả lời câu hỏi đó sẽ được cung cấp đến bạn đọc ngay sau đây.
4.1. Về các phương pháp chẩn đoán
Trước tiên, dựa trên bệnh sử và kết quả thu được sau khi thực hiện khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán ban đầu mang tính chất sơ bộ về trường hợp của người bệnh đó.
Song song với đó, các phương pháp sau sẽ đảm bảo một kết luận chính xác, bao gồm:
- Chẩn đoán hình ảnh: có thể cần siêu âm, chụp CT, chụp MRI hay xạ hình xương.
- Làm các xét nghiệm: xét nghiệm tủy xương, xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm dấu ấn di truyền.
- Giải phẫu bệnh.
4.2. Về các phương pháp điều trị
Sau khi đã có kết luận chẩn đoán một cách chính xác, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân không may đã mắc phải căn bệnh ung thư này.
Theo đó, 3 phương pháp chính gồm có:
-
Hóa chất.
-
Tia xạ.
-
Làm phẫu thuật.
Ngoài ra, để góp phần làm hạn chế diễn tiến của bệnh, các bệnh nhân có thể lưu ý một số vấn đề sau:
-
Duy trì cung cấp cho cơ thể một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp.
-
Việc dùng thuốc trong điều trị bệnh phải đúng theo hướng dẫn được bác sĩ đưa ra. Tránh tự ý uống loại thuốc chưa được chỉ định, hoặc uống tùy tiện, bỏ thuốc đã được kê đơn trong toa.
-
Đảm bảo đi tái khám bệnh định kỳ đúng như lịch hẹn từ bác sĩ.
Cần đảm bảo việc đi tái khám bệnh định kỳ
Hy vọng các thông tin được MEDLATEC chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc thường gặp liên quan đến bệnh u nguyên bào thần kinh. Trường hợp vẫn còn các vấn đề băn khoăn về căn bệnh ung thư này, quý khách có thể liên hệ với MEDLATEC qua số hotline: 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên của bệnh viện hỗ trợ.
Nếu nghi ngờ bản thân hoặc em bé nhà mình đang mắc bệnh, hãy nhanh chóng đến Chuyên khoa Ung bướu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây, quý khách sẽ được các bác sĩ có chuyên môn cao tiến hành thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị hiệu quả nếu chẳng may bị bệnh.