1. Vai trò của vắc xin đối với việc phòng chống bệnh
Trước khi so sánh 3 loại vắc xin covid, hãy cùng tìm hiểu một số thông tin về vai trò của chúng đối với việc phòng chống bệnh.
Như chúng ta đã biết, từ khi xuất hiện, đại dịch Covid-19 đã gây ra những tác động lớn, làm thay đổi nhiều mặt của đời sống con người, đồng thời cũng cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người.
Tìm ra vắc xin covid là thành quả lớn của nhân loại
Tuy nhiên, may mắn là chưa đầy 1 năm sau khi có dịch, các nhà khoa học trên thế giới đã chế tạo thành công vắc xin phòng ngừa. Đây là thành tựu có ý nghĩa trọng đại, góp phần đẩy lùi bệnh, bảo toàn tính mạng, cuộc sống cho con người.
Vốn dĩ, các loại vắc xin đều là dạng chế phẩm có tính kháng nguyên, được ra đời với mục tiêu tạo miễn dịch đặc hiệu một cách chủ động cho cơ thể trước một số tác nhân gây bệnh.
Tiêm chủng theo đó là hoạt động đưa vào cơ thể một lượng vắc xin vừa đủ để hệ thống miễn dịch được kích thích nhằm sản xuất kháng thể đặc hiệu chống lại bệnh.
Như một số loại vắc xin phòng bệnh khác, vắc xin covid không có chức năng bảo vệ con người khỏi nguy cơ mắc bệnh một cách tuyệt đối mà chúng chỉ giúp giảm nguy cơ mắc, đồng thời hạn chế tình trạng diễn biến nặng đối với những người bị bệnh.
Hơn nữa, tác dụng của chúng cũng không được thể hiện ngay sau khi tiêm, đồng thời cũng không vĩnh viễn, sẽ giảm theo thời gian. Đây chính là lý do cần tiêm thêm các mũi tăng cường.
2. So sánh ba loại vắc xin covid phổ biến
Như trên đã nói, hiện nay, tại Việt Nam, AstraZeneca, Pfizer/BioNTech và Moderna là ba loại vắc xin phổ biến nhất. Để so sánh ba loại này, chúng ta có thể dựa trên một số tiêu chí như sau:
Về đối tượng sử dụng
- Đối với vắc xin AstraZeneca, lứa tuổi được khuyến cáo sử dụng đó là người từ 18 tuổi trở lên, một số trường hợp đặc biệt có thể được chỉ định dùng để tiêm cho người 16, 17 tuổi.
- Đối với vắc xin Pfizer/BioNTech và Moderna, có thể được dùng để tiêm cho trẻ em từ 5 tới 12 tuổi với liều lượng phù hợp.
Pfizer/BioNTech là một trong hai loại được tiêm cho trẻ ở nước ta
Về số liều tiêm tối thiểu cần thiết
- Vắc xin Pfizer/BioNTech có hai liều, khoảng cách giữa các liều là 3 tuần.
- Vắc xin Modena cũng có hai liều với khoảng cách từ 3 tới 4 tuần.
- Vắc xin AstraZeneca cũng gồm 2 liều song khoảng cách được chỉ định là bốn tuần.
Về hiệu quả công bố
- Vắc xin Pfizer/BioNTech có hiệu quả công bố cụ thể như sau:
-
Sau mũi 1, hiệu quả đạt được có thể là 52%, đồng thời khiến cho nguy cơ mắc biến chủng Alpha giảm 47,5%, mắc Delta giảm 35,6%.
-
Sau khi mũi 2 được hoàn thành, hiệu quả phòng ngừa có thể lên tới 95%, giảm nguy cơ mắc biến chủng Alpha có triệu chứng 93,7%, mắc biến chủng Delta giảm 88%.
- Với vắc xin Modena, số liệu công bố cụ thể là:
-
14 ngày sau mũi 1, cơ chế miễn dịch sẽ hoạt động với hiệu quả có thể đạt 51,8%.
-
Hiệu quả đối với việc phòng bệnh có thể đạt tới 94,1% và ngăn ngừa những trường hợp diễn biến nghiêm trọng sau khi hoàn thành mũi 2.
- Các số liệu này đối với vắc xin AstraZeneca là:
-
Sau mũi 1: mức độ bảo vệ là 76%, ngoài ra còn có thể khiến cho nguy cơ mắc có triệu chứng giảm 48,7% với chủng Alpha và giảm 30% với Delta.
-
Hiệu quả bảo vệ sẽ tăng lên tới 82% và giảm nguy cơ mắc có triệu chứng với chủng Alpha là 74,5% và Delta là 67%.
3. Kết quả so sánh 3 loại vắc xin covid nên hiểu thế nào cho đúng?
Rất nhiều người quan tâm tới kết quả so sánh không chỉ ba mà cả tám loại vắc xin. Với 3 loại phổ biến nhất như trên, nhìn vào bảng so sánh, có thể thấy rằng kết quả công bố về khả năng bảo vệ của Pfizer/BioNTech là cao nhất. Không những thế, đây còn là một trong hai loại được lựa chọn để tiêm cho trẻ em.
Với hai thông số này, không ít người cho rằng Pfizer/BioNTech là tốt nhất và có tâm lý lựa chọn loại này để tiêm. Đặc biệt, trong thời điểm dịch bệnh đang nghiêm trọng, khi vắc xin khan hiếm, không ít người chờ đợi để tiêm loại này thay vì sử dụng loại khác có sẵn.
Tiêm tăng cường thêm để nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ
Tuy nhiên, suy nghĩ và quan niệm này theo đánh giá của các chuyên gia y tế là hoàn toàn sai lầm do một số nguyên nhân sau:
-
Điều kiện nghiên cứu, thử nghiệm của các loại vắc xin không thống nhất và các cơ quan đánh giá độc lập. Bởi thế, không có một tiêu chuẩn chung nào để khẳng định rằng loại nào tốt hơn hay mức bảo vệ cao hơn.
-
Các thông số công bố có sự chênh lệch song không đáng kể.
-
Ở Việt Nam lựa chọn Pfizer/BioNTech và Moderna (dạng mRNA) để tiêm cho trẻ nhưng nhiều nước khác lại chọn loại khác, chẳng hạn Trung Quốc chọn vắc xin bất hoạt (Vero Cell, Sinopharm), Cuba lại chọn loại tái tổ hợp. Vì thế, không có cơ sở để khẳng định Pfizer/BioNTech và Moderna an toàn hơn AstraZeneca.
-
Hiệu quả bảo vệ thực tế của vắc xin còn tùy thuộc vào tình hình sức khỏe mỗi người, chủng virus gây bệnh, các biện pháp phòng ngừa,...
4. Nhận thức đúng đắn
Chúng ta cần có định hướng nhận thức đúng đắn về vai trò của vắc xin, đó là:
Không tuyệt đối hóa nhưng cũng không phủ nhận
Hiệu quả bảo vệ của chúng sẽ giảm theo thời gian nên cần tiêm thêm các liều tăng cường, nhất là khi các biến thể mới luôn xuất hiện.
Cùng với đó, tránh tâm lý vì tiêm đầy đủ cả các liều tăng cường rồi nên lơ là việc phòng chống. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin sẽ cao hơn khi bạn có ý thức kết hợp cùng các biện pháp khác như: giữ vệ sinh, đeo khẩu trang nơi đông người, chú ý tăng cường sức khỏe,...
Việc kết hợp thêm các biện pháp giúp nâng cao hiệu quả bảo vệ
Không bài trừ, xem nhẹ bất kỳ loại vắc xin nào
Tất cả các loại vắc xin covid đều giúp bạn phòng bệnh và đều đạt các tiêu chuẩn khắt khe về đánh giá chất lượng cũng như chỉ số an toàn cho cơ thể.
Hy vọng việc cung cấp thông tin về so sánh 3 loại vắc xin covid phổ biến đã giúp bạn hiểu thêm về vai trò, tầm quan trọng của chúng trong phòng chống bệnh.
Quý khách xin vui lòng liên hệ tới số 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC có thắc mắc cần giải đáp hoặc muốn đặt lịch khám tại đây.