PGS.TS. Nguyễn Hữu Công hiện nay là Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam.
Đơn vị công tác trước đây: từ năm 1978 tới năm 1981 là bác sỹ điều trị thuộc Bệnh viện quân y 103 - Học Viện Quân Y. Từ 1982 tới 2003 làm việc tại Khoa Nội Thần kinh Bệnh viện Quân Y 175, với các cương vị lần lượt là bác sỹ điều trị, Phó Trưởng khoa và Trưởng khoa. Năm 2003 chuyển công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy, sau đó về làm việc tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Đơn vị công tác hiện tại:
1. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Chức vụ: Phó Trưởng Bộ Môn Nội Thần kinh.
2. Bệnh viện Ngoại Thần kinh Quốc tế (TP Hồ Chí Minh)
Chức vụ: Phó Giám đốc.
3. Công tác Hội:
a. Chủ tịch Hội Thần kinh Việt Nam
b. Phó Chủ tịch Hội Thần kinh học TP Hồ Chí Minh
c. Ủy viên ban chấp hành Hội phòng và chống Tai biến Mạch máu não Việt Nam
d. Điều phối viên về Giáo dục (Education Coordinator) của Liên đoàn Thần kinh Thế giới (The World Federation of Neurology) tại Việt nam
Những công trình khoa học , tiêu biểu của bản thân:
1. “Xây dựng phần mềm Y khoa phổ thông”, công trình cấp Sở Khoa học Công nghệ Môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh, nghiệm thu năm 1997
2. “Ứng dụng N20 trong điều trị và tiên lượng bệnh nhân đột quỵ”, công trình khoa học cấp Bộ Quốc phòng, nghiệm thu năm 2001
3. Sách chuyên khảo:
a. Chẩn đoán điện và Bệnh lý Thần kinh - Cơ, Nhà xuất bản Y học, năm 1997.
b. Chẩn đoán điện và ứng dụng lâm sàng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2013.
4. Ngoài ra, đã tham gia biên soạn các sách và giáo trình dành cho bậc đại học và sau đại học, viết và đọc nhiều báo cáo khoa học trong nước và quốc tế về Chẩn đoán điện (electrodiagnosis), tức Điện cơ (electromyography), trong các bệnh Thần kinh - Cơ (neuromuscular diseases).
TÓM TẮT VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA BẢN THÂN
1. Đóng góp lớn nhất của cá nhân cho khoa học và cho y học nước nhà, là việc đã đặt nền móng và phát triển ngành Chẩn đóan điện (electrodiagnosis - Điện cơ) tại khu vực miền Nam Việt Nam.
2. Trước đây là Trưởng khoa Nội thần kinh của Bệnh viện 175, cá nhân đã góp phần lớn công sức vào việc xây dựng nên đơn vị đột quị (stroke unit) đầu tiên của toàn quốc (tháng 5 năm 2000).
3. Cũng đã có nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học, góp phần vào các tiến bộ trong điều trị các bệnh thần kinh do căn nguyên tự miễn, như bệnh CIDP, bệnh viêm đa cơ, bệnh nhược cơ, ứng dụng botolinum toxin trong điều trị…
4. Là giáo viên thỉnh giảng tại Bộ môn Thần kinh thuộc Trường Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh từ năm 1997. Từ tháng 8 năm 2005, là Phó Trưởng Bộ môn Thần kinh của Trường Đai học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Bản thân đã hướng dẫn thành công nhiều luận văn tiến sỹ y khoa, thạc sỹ và luận văn BS chuyên khoa cấp 2. Hiện nay là Người điều phối về Giáo dục (Education Coordinator) của Liên đòan Thần kinh Thế giới (The World Federation of Neurology) tại Việt nam (http://www.wfneurology.org/cme-accreditation-and-endorsement), đã phối hợp với Hội Thần kinh học TP Hồ Chí Minh thực hiện một số buổi đào tạo liên tục sau đại học (CME) theo tín chỉ của Liên Đoàn Thần kinh Thế Giới về Động Kinh, Hình ảnh học, bệnh thần kinh ngoại biên,.
5. Các báo cáo tại HN:
- Hội nghị khoa học Thần kinh Tây Nguyên (28/10/2017)
- Hội nghị thần kinh học TP.HCM: “Chuyên đề: Migraine - Chóng mặt” (21/03/2019)
- Hội nghị khoa học thần kinh: “Cập nhật các tiến bộ trong thực hành lâm sang” (25/05/2019)
- Hội nghị Thần kinh Quốc tế Lần thứ Nhất kết hợp Hội nghị Thần kinh Việt Nam Lần thứ 21 (1/11/2019)
- Chương trình đào tạo y khoa: “Bệnh Parkinson và rối loạn vận động trong thực hành lâm sàng” (31/10/2020)