Hướng dẫn sử dụng đúng cách thuốc trị viêm tai giữa người lớn
Khi dùng thuốc trị viêm tai giữa cho trẻ hoặc một người khác, hãy luôn đảm bảo tuân thủ nhỏ thuốc vào tai đúng cách và an toàn. Nếu bạn gặp khó khăn với việc tự sử dụng cho mình, hãy nhờ bạn bè hay người thân hỗ trợ theo các bước sau:
- Chuẩn bị thuốc và dụng cụ để lau khi thuốc chảy ra khỏi tai.
- Rửa tay sạch với xà phòng.
- Giữ chai thuốc trong lòng bàn tay 1-2 phút để làm ấm dung dịch. Điều này có thể giúp tai dễ chịu hơn so với việc nhỏ thuốc lạnh vào tai.
- Đặt nắp chai trên một bề mặt sạch, khô thoáng và cố định.
- Đối với chai thuốc có kèm theo ống nhỏ giọt, hãy luôn đảm bảo ống nhỏ sạch sẽ, không bị nứt hay sứt mẻ.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ trị viêm tai giữa:
- Bạn nên tuân thủ số giọt và số lần nhỏ thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc nhỏ tai trị viêm tai giữa chỉ dùng để nhỏ vào tai, không được uống hay nhỏ vào mắt.
- Không được để đầu lọ thuốc chạm vào trong tai hay các bề mặt khác, hạn chế sự lây nhiễm chéo của vi khuẩn từ tai và môi trường vào thuốc.
>> Xem thêm video về điều trị viêm tai giữa tràn dịch
Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn địa chỉ uy tín, chất lượng tại TP. HCM
Khi có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến viêm tai giữa, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời để hạn chế tối đa đến chức năng của tai và tránh các biến chứng nặng.
Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn với phương châm luôn lấy Khách hàng làm Trung tâm, cùng với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng có chuyên môn cao, hết lòng vì người bệnh. Bên cạnh đó, với hệ thống trang thiết bị Y tế kỹ thuật cao, hiện đại, đảm bảo đáp ứng nhu cầu chẩn đoán, chữa trị và chăm sóc cho khách hàng và người thân.
Những câu hỏi thường gặp về vấn đề thuốc điều trị viêm tai giữa
Thuốc điều trị viêm tai giữa có tác dụng phụ không?
Thực tế, rất nhiều người bệnh tự ý mua thuốc hay nghe theo hướng dẫn của bệnh nhân từng bị mắc bệnh. Chỉ đến khi tình trạng bệnh không đỡ hoặc có xu hướng nặng hơn mới bắt đầu đi khám.
Tuy nhiên, thuốc trị viêm tai giữa cũng có một vài tác dụng phụ như sau:
- Đau tai
- Rát tai
- Ngứa tai hoặc nổi mẩn toàn thân
- Nhức đầu
- Các phản ứng dị ứng như: khó thở, sưng, phù mặt…
Do đó, người bệnh mắc phải viêm tai giữa hay viêm tai giữa có mủ ở người lớn cần đi thăm khám để được điều trị kịp thời. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ để nhận được lời khuyên kịp thời.
Đối với trẻ dưới 2 tuổi, có sử dụng thuốc trị viêm tai giữa có chứa chất gây tê được không?
Một số loại thuốc trị viêm tai giữa có chứa chất gây tê như Benzocaine, Lidocaine…tuyệt đối không được dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Nguy cơ gặp các tác dụng phụ có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Do đó, để điều trị viêm tai giữa cho trẻ dưới 2 tuổi, lựa chọn giảm đau cho trẻ sẽ tốt hơn và hiệu quả kéo dài hơn, như uống ibuprofen hoặc acetaminophen. Tuy nhiên, bậc phụ huynh cũng nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn về hướng điều trị cho trẻ.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám tai?
Khi trẻ có những dấu hiệu dưới đây, bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi khám tai ngay:
- Trẻ đau tai kéo dài.
- Đã dùng thuốc hạ sốt và chườm ấm nhưng không sốt không giảm.
- Trẻ quấy, bỏ ăn và bỏ bú.
- Nôn, đi ngoài nhiều trong ngày.
- Sau điều trị 2 ngày, tình trạng của trẻ không giảm.
Qua những chia sẻ về bệnh viêm tai giữa người lớn và một số loại thuốc điều trị thông dụng hy vọng giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về bệnh lý này. Từ đó chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh sớm để hạn chế tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn. Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường bạn có thể đến các chuyên khoa Tai - Mũi - Họng của các bệnh viện uy tín như là BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG SÀI GÒN để được các bác sĩ chuyên môn tư vấn và hỗ trợ.