Bệnh sởi chạy hậu
Khác với những năm trước đây, trong năm 2018 - 2019 dịch sởi phát triển nhanh và có một số đặc điểm riêng cần lưu ý:
- Số bệnh nhân sởi gia tăng ở cả trẻ em và người lớn, 59/63 tỉnh thành trong cả nước có bệnh lên sởi cá biệt có bệnh nhân dưới 1 tuổi cũng mắc bệnh sởi, đây là hiện tượng trước đây ít gặp.
- Số bệnh nhân sởi vào viện điều trị có biến chứng và nhiều biến chứng nặng hơn, biến chứng thường gặp là viêm ruột tiêu chảy, viêm phổi phế quản, viêm màng não và một số biến chứng khác.
Bệnh sởi chạy hậu là bệnh gì?
- Số bệnh nhân sởi có biến chứng tăng cao gây khó khăn cho việc điều trị và tâm lý lo lắng cho gia đình và bản thân điều trị của người bệnh.
Năm 2018-2019 sởi biến chứng muộn hoặc sởi chạy hậu tăng đột biến. Tại viện nhi Trung ương có ngày tiếp đón tới 200 bệnh nhân vào điều trị viêm phổi, viêm phế quản và các biến chứng do bệnh sởi.
Sởi chạy hậu gọi trong từ Hán - Việt, hậu là sau. Sởi chạy hậu là bệnh mắc phải sau khi bị sởi.
Nguyên nhân
Nguyên nhân của bệnh này là có thể liên quan đến các yếu tố nguy cơ sau:
1. Do khả năng miến dịch của bệnh nhân yếu, không đủ sức chống đỡ với tác nhân gây bệnh tăng nguy cơ mắc bệnh mới sau khi mắc sởi.
2. Do kết quả điều trị chưa tốt, bệnh nhân ốm yếu, tác nhân gây bệnh chưa hết cũng tạo điều kiện cho bệnh mới phát sinh.
3. Sỏi chạy hậu là bệnh khá phổ biến, đôi khi rất nguy hiểm nhưng không nên quá lo lắng.
Dự phòng bệnh sởi chạy hậu
Muốn dự phòng chủ động sởi chạy hậu, sau khi ban sởi bay hết cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cho trẻ ăn đủ bữa, đủ chất, hợp vệ sinh
- Thực hiện săn chin uống sôi, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, hạn chế nguy cơ mắc bệnh mới.
Có thể dự phòng sởi chạy hậu ngay tại nhà bằng cách sau:
Bài 1: Hỗ trợ điều trị sởi bằng cay nọc sởi ( dùng khi trẻ đang lên sởi).
Cách làm: Cây nọc sởi 30-50g tươi, khô 15 - 20gma. Tuỳ theo cân nặng của bệnh nhân. Thêm 500 ml nước đun sôi kỹ còn 2/3. Uống 2-3 lần/ ngày. Khi ban sởi bay hết thì ngừng thuốc.
Bài 2: Triệt nọc sởi - dự phòng chạy hậu sởi bằng cháo cá mè.
Cách làm: Cá mè 200 - 300 gam. Luộc kỹ, giỡ bỏ xương, them gạo tẻ rau mùi, tía tô, gia vị nấu cháo cho bệnh nhân ăn. Trong 2-3 ngày, ngừng lại.
Kinh nghiệm cho thấy: Sử dụng cây nọc sởi, cháo cá mè, điều trị dự phòng sởi chạy hậu là bài thuốc dân gian dễ làm, an toàn và hiệu quả.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************