Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn ý nghĩa của SEO copywriting, sự khác biệt giữa SEO Copywriter, Copywriter và Content Writer mà trước đây bạn có thể đã nhầm lẫn. Làm sao để biết cách mà họ viết được một bài content chuẩn SEO? Đồng thời, bài viết sẽ tư vấn nên chọn nhân sự như thế nào để viết content cho doanh nghiệp. Cùng MangoAds tìm hiểu ngay bây giờ nhé!
SEO Copywriting là gì?
SEO copywriting là tìm kiếm sự cân bằng hoàn hảo giữa 3 yếu tố gồm: Nội dung thu hút, Thuyết phục người dùng và Nội dung mà Google xếp hạng cao cho các từ khóa mục tiêu. Là yếu tố then chốt và là một thách thức của họ trong việc xây dựng content chuẩn SEO mang lại hiệu quả. Có 3 lý do cơ bản giải thích tại sao bạn cần SEO copywriting cho doanh nghiệp:
- Thu hút lượng truy cập chất lượng với chi phí thấp.
- Cung cấp thông tin người dùng cần, mang lại sự tin tưởng cho doanh nghiệp.
- Thuyết phục người ta thực hiện các hành động như tải ứng dụng, đăng ký podcast, v.v... và chuyển đổi họ thành khách hàng của doanh nghiệp.
SEO là một cách để giải thích của Google về nội dung, thông tin nào sẽ được cung cấp cho người dùng, liệu website đó có nhiều thông tin, và tốt hơn các website của đối thủ cạnh tranh của bạn hay không.
SEO Copywriter, Copywriter, hoặc Content writer - Sự khác biệt là gì?
Khi bộ phận điều hành, quản lý doanh nghiệp muốn website được tối ưu hóa, họ sẽ cần các chuyên gia để làm việc đó nhưng lại không biết ai sẽ phù hợp với nhu cầu của họ.
Đầu tiên chúng ta hãy hiểu cách viết bài quảng cáo SEO khác với viết bài quảng cáo truyền thống như thế nào.
Người viết quảng cáo theo truyền thống copywriter được coi là một chuyên gia sáng tạo. Họ biết cách viết để thu hút đối tượng mục tiêu, và thúc đẩy sự tương tác của khách hàng. Bài quảng cáo cụ thể mà họ tạo ra phải thuyết phục khách hàng thực hiện hành động mà họ muốn (đi đến cửa hàng, đăng ký lớp học, v.v.).
Còn SEO copywriter là người vừa điều chỉnh kỹ năng cho phù hợp với nội dung trực tuyến, vừa phải tính đến cách Google hoạt động như thế nào, loại bài nào được người dùng click chuột, hoặc chia sẻ, đáp ứng ý định của họ, và cần dùng từ khoá nào cho bài viết quảng cáo của mình.
Theo một nghiên cứu chung giữa SEMrush và CMI, nhiệm vụ thách thức nhất đối với người viết là tìm ra sự cân bằng giữa yếu tố sáng tạo, và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Hình 1: Những thách thức của người viết nội dung
Bạn có thể nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ khác - viết nội dung (content writing) và viết bài SEO (SEO copywriting). Cả hai công việc này đều viết nội dung cho website. Tuy nhiên, hai công việc này có mục đích khác nhau.
Viết nội dung (content writing): Có mục tiêu chính là mang lại traffic tự nhiên từ các công cụ tìm kiếm. Công việc của người viết content chủ yếu là cung cấp nội dung có giá trị cho khách hàng mục tiêu.
Viết quảng cáo SEO (SEO copywriting): Hướng đến việc quảng cáo và marketing thương hiệu, sản phẩm. Mục đích của SEO copywriting là chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng tiềm năng như phễu marketing (marketing funnel).
Bạn nên thuê SEO Writer / hay đào tạo nhân viên / hay book bài bên ngoài?
Các nhà lãnh đạo thường phải lựa chọn giữa việc thuê một người viết quảng cáo SEO có kinh nghiệm, hay đào tạo nhân viên hiện có, với đặt viết bài quảng cáo SEO bên ngoài. Đó là một lựa chọn khó khăn, vì vậy bạn hãy xem xét một số ví dụ dưới đây trước khi đưa ra quyết định cho phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Thuê người viết quảng cáo SEO
Để kiểm tra một người viết quảng cáo có phải là một nhân sự SEO giỏi hay không, cần phải xem khả năng chuyển đổi từ traffic thành khách hàng tiềm năng. Và biến họ trở thành người mua hàng của doanh nghiệp bạn. Do đó, một người viết quảng cáo SEO cần phải biết những điều cơ bản về copywriting chuyển đổi. Họ cần có kỹ năng khá rộng - từ kiến thức SEO cơ bản đến kỹ năng viết quảng cáo tốt, và thuyết phục.
Một số điều cần hỏi khi phỏng vấn SEO copywriter:
- Họ đã học về SEO như thế nào?
- Họ đã làm công việc này bao lâu rồi? Nội dung họ viết là gì?
- Họ thực hiện nghiên cứu từ khóa, hay do khách hàng cung cấp? Nếu họ nói rằng họ thực hiện nghiên cứu từ khóa, hãy hỏi làm thế nào.
- Họ sẽ hỏi bạn những loại câu hỏi nào? Nếu họ không nói gì thì đó là tín hiệu cảnh báo họ không muốn hiểu thương hiệu, và ngành của bạn để thực hiện tốt công việc.
- Họ có thể cung cấp cho bạn 10 ví dụ về bài viết của họ được xếp hạng cao trên Google và họ có biết cách sử dụng Thẻ H1, H2, H3, thẻ alt tag, cách xây dựng các link?
- Hỏi cách họ thực hiện nghiên cứu cạnh tranh (competitive research).
Đào tạo nhân viên hiện tại
Nếu nhân viên của bạn ai có óc sáng tạo cùng một số kinh nghiệm viết lách, bạn có thể tiết kiệm ngân sách, và thời gian bằng cách đào tạo thêm cho họ các kỹ năng tối ưu hóa.
Cách đào tạo nhân viên:
Bắt đầu đào tạo lý thuyết cho nhân viên về cách hoạt động của SEO, và cách viết bài SEO. Có rất nhiều thông tin trên Internet chẳng hạn như trên Udemy hoặc Coursera. Sau đó, bạn có thể khuyến khích nhân viên của mình theo dõi các blog SEO để tìm hiểu thêm các tips viết bài quảng cáo SEO:
- Search Engine Journal.
- Search Engine Land.
- HubSpot.
Thuê Freelancer để viết bài quảng cáo SEO
Việc thuê một freelancer viết bài có một số ưu điểm sau:
- Hãy trả một mức giá cố định cho mỗi bài, bất kể thời gian để hoàn thành bài viết.
- Thực hiện kế hoạch đúng tiến độ, bạn có thể thống nhất về thời gian nhận bài, và hoàn thành bài với freelancer bạn thuê.
- Công việc trong tương lai của các Freelancer phụ thuộc vào phản hồi từ các dự án trong quá khứ, và hiện tại của họ. Vì vậy, họ có động lực để làm tốt công việc.
- Bạn có thể thuê bao nhiêu người viết bài tùy thích. Mỗi người sẽ có tầm nhìn và phong cách riêng. Bạn có thể chọn một người mà bạn cảm thấy phù hợp, hoặc hợp tác với nhiều người để hoàn thành công việc, và đạt được kết quả trong thời gian ngắn nhất có thể.
Kết luận
Bài viết trên đã giúp bạn làm quen với khái niệm SEO Copywriting một cách đơn giản nhất cũng như giúp bạn phân biệt rõ giữa ba đối tượng trong việc sáng tạo nội dung. Song song đó, chúng tôi cũng phân tích cho bạn biết được những đặc điểm nhằm giúp bạn chọn được phương án tối ưu cho khi muốn tìm người chịu trách nhiệm về content chuẩn SEO cho website của mình. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có được những kiến thức hữu ích, là nền tảng để bạn đưa ra những chiến dịch SEO trên website sắp tới cho doanh nghiệp.