Cồn Phụng được biết đến là một trong tứ cồn trên sông Tiền là Long - Lân - Quy - Phụng. Cồn Phụng được bình trọng là “điểm du lịch tiêu biểu của Đồng bằng sông Cửu Long” do hiệp hội Đồng bằng sông Cửu Long bình chọn vào năm 2012.
Cồn phụng thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Nó nằm cắt ngang dưới chân cầu Rạch Miễu nối 2 địa phận tỉnh Bến Tre và Tiền Giang nên Cồn Phụng là điểm du lịch giao thoa của 2 tỉnh này.
Khu du lịch Cồn Phụng
Khi đến với Cồn Phụng du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành, tham quan và trải nghiệm những hoạt động thú vị. Từ những chiếc thân dừa, gốc dừa vô tri, các nghệ nhân ở đây đã tạo ra các tác phẩm nghệ thuật bắt mắt, tinh xảo. Du khách không chỉ được chiêm ngưỡng mà còn có thể mua về làm quà cho người thân.
Cồn Phụng trước đây có tên gọi là cồn Tân Vinh, nó chỉ là một cù lao nhỏ nối giữa sông Tiền với diện tích 20ha, được phù sa bồi đắp dồi dào mỗi năm nên diện tích đã tăng lên 50ha. Vào những năm đầu thế kỉ XX, ông Nguyễn Thành Nam đến đây và xây dựng chùa Nam Quốc Phật. Khi công trình đang xây dựng thì những người thợ nhặt được một chiếc chén cổ có hình con chim Phụng nên nơi đây được đặt tên là Cồn Phụng. Ngoài ra, Cồn Phụng còn được biết đến với cái tên khác là Cồn Đạo Dừa, do ông Nguyễn Thành Nam khi xây chùa đã lập nên giáo phái Đạo Dừa.
Khu di tích Đạo Dừa - Cồn Phụng
Tham quan khu di tích Đạo Dừa: Khu di tích này còn có tên gọi khác là Nam Quốc Phật do ông Nguyễn Thành Nam xây dựng. Điểm nổi bật của khu di tích là sân rồng với 9 trụ cột được chạm khắc 9 con rồng tinh xảo, đẹp mắt. Xung quanh sân là cổng chào, những tháp cao, hang động, mô hình núi,…
Tham quan xưởng sản xuất kẹo dừa: Bạn sẽ được tận mắt xem toàn bộ quy trình làm ra một chiếc kẹo dừa. Từ khâu bổ dừa, pha chế, nấu kẹo, cắt kẹo, gói kẹo đều được làm thủ công và truyền thống.
Câu cá Sấu: Đây là hoạt động khá thú vị khi tới Cồn Phụng, hãy thử một lần tự tay câu những chú cá sấu này nhé.
Tham quan trang trại nuôi ong: Đây được coi là làng nghề truyền thống, ong chủ yếu được lấy mật từ hoa nhãn nên có vị ngọt đặc trưng. Bạn cũng có thể trải nghiệm hoạt động này nhưng cần lưu ý làm theo hướng dẫn của chủ trang trại nhé.
Đi xe ngựa khám phá Cồn Phụng: Cảm giác ngồi xe ngựa tham quan Cồn Phụng cũng khá thú vị đấy chứ. Bạn sẽ thấy mình như những vị quý tộc thời xưa khi ngồi trên xe ngựa thăm thú Cồn Phụng.
Bảo tàng dừa: Tại bảo tàng bạn sẽ được thấy những sản phẩm làm từ thân dừa, gốc dừa, quả dừa,… như: túi xách, tượng phật,…
Xưởng sản xuất kẹo dừa tại Cồn Phụng
Từ thành phố Bến Tre cách điểm du lịch Cồn Phụng khoảng 15km. Bạn di chuyển đường QL60 mất khoảng 25 phút bằng xe máy hoặc ô tô và sau đó thuê tàu du lịch di chuyển ra điểm du lịch Cồn Phụng.
Di chuyển từ thành phố Bến Tre đến khu du lịch Cồn Phụng
Nên đi Cồn Phụng vào thời gian nào?
Bạn nên đi Cồn Phụng vào bất cứ thời gian nào nhưng 2 thời điểm cần lưu ý không thể bỏ qua đó là mùa hè từ tháng 6 đến tháng 8 vì đây là khoảng thời gian các vườn trái cây chín rộ. Tháng 9 đến tháng 12 là mùa nước nổi Miền Tây, bạn sẽ thấy nơi đây như thay màu áo mới.
Ăn gì tại Cồn Phụng?
Đến với Cồn Phụng bạn sẽ được ăn uống tại không gian sân vườn, ven sông vừa thoáng mát, giản dị. Ẩm thực thì phong phú với các món như: lẩu mắm, xôi chiên phòng, cá tai tượng chiên xù, đuông dừa chiên bơ, cơm trái dừa,…
Các trò chơi tại Cồn Phụng
Ngoài tham quan ngắm cảnh, thưởng thức đặc sản thì bạn nên tham gia một số trò chơi giải trí như sau: tát mương bắt cá, đạp xe thăng bằng qua cầu, đi dây qua hồ,…
Mua gì về làm quà khi tới Cồn Phụng?
Đến với mỗi điểm tham quan bạn thường quan tâm nên mua gì làm quà cho người thân và bạn bè. Vì vậy, BestPrice xin gợi ý một số sản phẩm như sau: các loại bánh, kẹo, đồ thủ công mỹ nghệ làm từ dừa, mật ong,…
Nếu bạn đang có dự định mua tour Miền Tây mà chưa biết đặt dịch vụ ở đâu uy tín thì hãy đến với BestPrice. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ hỗ trợ để giúp chuyến hành trình khám phá miền tây của bạn thành công, trọn vẹn và đáng nhớ hơn rất nhiều.
BestPrice
Nguồn ảnh: Internet
Link nội dung: https://tlpd.vn/con-phung-a39415.html