Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu: Nét đẹp văn hoá truyền thống của người dân Khmer trên đất Bạc Liêu

Bạc Liêu vùng đất không chỉ nổi tiếng với đờn ca tài tử, mà nơi đây còn được biết đến với hàng loạt những ngôi chùa độc đáo và ấn tượng. Một trong số đó không thể nào không nhắc đến ngôi chùa Xiêm Cán cực kỳ độc đáo tại đây. Mang đậm văn hoá và kiến trúc của người dân Khmer, ngôi chùa trở thành địa điểm thu hút nhiều du khách ghé thăm và chiêm bái. Hãy cùng Zoom Travel khám phá thử chùa Xiêm Cán có gì thú vị mà lại thu hút nhiều du khách đến thế nhé!

Xem thêm: TOUR HÀNH HƯƠNG NĂM 2023 VÔ CÙNG HẤP DẪN CHỈ 590.000

1. GIỚI THIỆU VỀ CHÙA XIÊM CÁN BẠC LIÊU

1.1 Chùa Xiêm Cán nằm ở đâu?

Chùa Xiêm Cán tọa lạc tại ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Nơi đây chính là công trình kiến trúc cực kỳ nổi bật và ấn tượng, không chỉ độc đáo về kiến trúc, chùa Xiêm Cán còn là nơi tổ chức nhiều lễ hội truyền thống hằng năm của người dân Khmer. Nếu bạn may mắn có cơ hội ghé thăm chùa Xiêm Cán vào những dịp tổ chức lễ hội bán sẽ được tận hưởng bầu không khí vô cùng náo nhiệt và đậm chất văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer.

chùa xiêm cán

Chùa Xiêm Cán mang kiên trúc Angkor Khmer độc đáo.

Ngôi chùa có khuôn viên rộng và thoáng đãng, đây được xem là quần thể kiến trúc tôn giáo lớn bậc nhất tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Không những thế, mỗi khi nhắc đến chùa Xiêm Cán, người dân địa phương và những người hành hương gần xa sẽ nghĩ rằng đây là một trong những ngôi chùa Khmer lớn nhất và đẹp nhất trong hệ thống chùa Khmer tại Nam Bộ. Vào năm 2001, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã xếp hạng chùa Xiêm Cán là Di tích kiến trúc nghệ thuật.

Đặc biệt hơn hết vào ngày 18/07/2022 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký Quyết định công nhận điểm du lịch đối với di tích lịch sử văn hoá Chùa Xiêm Cán. Nhờ thế mà càng ngày càng đông đảo du khách ghé thăm chùa Xiêm Cán để chiêm ngưỡng những đường nét kiến trúc tĩnh ảo và hài hoà của đồng bào người Khmer.

Xem thêm: TOUR CHÂU ĐỐC - CHÙA BÀ CHÚA SỨ - RỪNG TRÀM TRÀ SƯ 1N1Đ

1.2 Đường đi đến chùa Xiêm Cán

Chùa Xiêm Cán nằm cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng chừng 14km về hướng Đông. Trên cung đường di chuyển từ trung tâm thành phố Bạc Liêu đến với chùa Xiêm Cán, bạn sẽ ghé thăm rất nhiều địa điểm du lịch khác có thể kể đến như: Vườn chim Bạc Liêu, nhà Công tử Bạc Liêu.

cung đường đến chùa xiêm cán

Cung đường di chuyển đến chùa Xiêm Cán.

Từ trung tâm thành phố Bạc Liêu bạn đi về hướng Đông vào đường Trần Huỳnh. Tại bình bị, bạn chọn rẽ vào lối đi thứ nhất - đường Tôn Đức Thắng. Di chuyển trên đường Tôn Đức Thắng khoảng 6km. Bạn rẽ phải và tiếp tục di chuyển thêm 6km bạn sẽ bắt gặp cổng chùa cực kì ấn tượng của chùa Xiêm Cán. Cung đường di chuyển đến địa điểm này tương đối dễ, tuy nhiên do hệ thống hạ tầng giao thông tại Bạc Liêu chưa được tu bổ hoàn thiện chính vì thế, bạn có thể gặp khó khăn trong việc nhìn tên đường. Chính vì thế, bạn có thể sử dụng bản đồ Google Map để thuận lợi cho việc dò đường đến với địa điểm.

Xem thêm: Chùa Giồng Thành An Giang - Nơi giao thoa kiến trúc Á - Âu độc đáo tại vùng sông nước Tây Nam Bộ

1.3 Tên gọi của chùa Xiêm Cán

Được biết, từ ban đầu ngôi chùa Khmer này có tên là Komphisako mang ý nghĩa là biển sâu. Không những vậy, cái tên Khmer này còn mang một ý nghĩa đại diện cho sự sâu xa, sự uyên bác trí tuệ của nhà Phật. Ngoài cái tên Komphisako, chùa Xiêm Cán còn có tên gọi theo địa danh là Komphirsakor Prét Chru. Prét trong tiếng Khmer có nghĩa là “sông”, còn Chru có nghĩa là “sâu”, Prét Chru nghĩa là “sông sâu”.

cảnh sắc chùa xiêm cán

Tên gọi Xiêm Cán đến từ cộng đồng người Hoa.

Vào một thời gian sau, một bộ phận người Hoa người gốc Triều Tiên (Trung Quốc) Komphirsakor Prét Chru theo tiếng Khmer tương đối khó đọc, thế nên họ đã dịch từ tiếng Khmer từ Prét Chru sang Xiêm Cán. Bởi Xiêm Cán cũng có nghĩa là “giáp nước” ý nói ngôi chùa Xiêm Cán này nằm nằm vùng đất ngay cạnh bãi bồi ven biển. Bởi khi xưa, chùa Xiêm Cán tọa lạc trên vùng đất cách bờ biển chỉ 500m. Cho tới thời điểm hiện tại, bờ biển tại Bạc Liêu là dòng biển bồi thế nên khoảng cách từ chùa Xiêm Cán đến bờ biển đã gần 5km.

Xem thêm: Thiền Tôn Phật Quang - không gian yên tĩnh giữa thung lũng xanh mát của núi Dinh

2. LỊCH SỬ XÂY DỰNG CHÙA XIÊM CÁN

2.1 Quá trình xây dựng và hình thành chùa Xiêm Cán

Theo lời của người dân địa phương và các tăng ni trong chùa kể lại, ngôi chùa được xây dựng vào ngày 7 tháng 5 năm 1887. Được biết ngôi chùa Xiêm Cán được xây dựng nhờ vào đôi vợ chồng ông Nên và bà Ngét. Họ là một gia đình giàu có trong làng, và có một lòng kính trọng vô bờ với Đức Phật. Không chỉ có thế, để xây dựng nên một ngôi chùa hoành tráng và nguy nga đến thế cần phải có sự giúp sức của hơn 30 hộ gia đình ngày đêm khai phá để lấy cây lấy đất xây cất chùa.

phong cảnh tại chùa xiêm cán

Chùa Xiêm Cán được xây dựng nhờ vào vợ chồng hai gia đình khá giả.

Sau hơn hai tháng ròng rã xây cất thì cuối cùng công trình chùa cũng đã hoàn thành, bà con dân làng trong phum sóc (làng, xóm trong tiếng Khmer) đã họp bàn và quyết định mời đen Pháp sư Thạch Mau (1829 - 1909) về chùa Xiêm Cán để làm trụ trì. Pháp sư Thạch Mau là một người vô cùng am hiểu hiểu kinh kệ, tinh thông Phật pháp chính vì thế ngài đã được bà con dân làng tin tưởng giao phó cho vai trò quản lý và chăm sóc ngôi chùa Xiêm Cán này.

Để thoả dược tâm tư nguyện vọng cũng như sự đề bạt chân thành của bà con. Pháp sư Thạch Mau đã đồng ý trở thành trụ trì của chùa Xiêm Cán và ngài cũng là vị trụ trì đầu tiên của ngôi chùa mang lối kiến trúc Khmer này. Cho đến thời điểm hiện tại. ngôi chùa Xiêm Cán đã trải qua 9 đời trụ trì và một vài lần trùng tu sửa chữa.

Xem thêm: Tượng Mẹ Nam Hải Tiền Giang - Công trình tâm linh linh thiêng tại chùa Liên Hoa

2.2 Căn cứ phát động tinh thần yêu nước vào thời kháng chiến

Trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, chùa Xiêm Cán trở thành địa điểm phát động bổn đạo Phật tử cùng đồng hành và sát cánh với nhân dân tỉnh tham gia hoạt động cách mạng.

Một số người tham gia hoạt động cách mạng sôi nổi tại chùa Xiêm Cán có thể kế đến như: đại đức Trần Kin, đại đức Thạch Tươi, phó đại đức Dương Tha và nhiều vị sư khác. Đặc biệt vào năm 1966, chùa Xiêm Cán cũng tán thành và cùng thực hiện chủ trương của Đảng về việc chống bầu cử như: đập phá thùng phiếu, chống bắt lính,... ngoài ra trong suốt những ngày tháng kháng chiến chùa Xiêm Cán còn là địa điểm nuôi giấu cán bộ cách mạng hoạt động bí mật.

cảnh sắc tại chùa xiêm cán

Chùa Xiêm Cán là một chứng nhân lịch sử.

Tuy không mang trong mình một tiến trình quá dài trong những năm tháng lịch sử, thế nhưng chùa Xiêm Cán vẫn là người kể những câu chuyện thời gian. Chùa Xiêm Cán đã trở thành một chứng nhân lịch sử khi lặng nhìn và khắc ghi những gì xảy ra và quá trình phát triển của mảnh đất đờn ca tài tử Bạc Liêu. Tuy không phải là ngôi chùa Khmer cổ nhất trong khu vực, thế những chùa Xiêm Cán vẫn mang trong mình những nét đặc biệt riêng làm cho du khách không thể nào không nán chân tại nơi đây.

Xem thêm: Chùa Tuk Pray Sóc Trăng - Ngôi chùa đậm chất văn hóa Khmer

3. KIẾN TRÚC ĐẬM CHẤT VĂN HÓA KHMER

Chùa Xiêm Cán cùng với các chùa trong khu vực thuộc vào hệ thống chùa Khmer Nam Bộ nói chung đều mang đậm một phong cách kiến trúc Angkor Khmer - Campuchia. Vì đây chính là cái nôi kiến trúc trong phong cách Phật giáo Nam Tông, chính vì thế không có gì làm lạ khi bạn bắt gặp các ngôi chùa Khmer đều có cùng phong cách kiến trúc này. Tuy nhiên, so với những ngôi chùa khác trong cùng khu vực, chùa Xiêm Cán vẫn mang trong mình nét đặc biệt hơn trong phong cách nghệ thuật và trong quy mô xây dựng.

cảnh tại chùa xiêm cán

Chùa Xiêm Cán mang dáng dấp kiến trúc Khmer.

Điều khác biệt bên trong chùa Xiêm Cán chính là sự tinh tế tỉ mỉ, tinh xảo trong từng chi tiết, hoa văn được chạm khắc kỹ chàng trên những vách tường, mái nhà và trụ cột. Không chỉ có vậy, nếu bạn càng tìm hiểu càng khám phá thì bạn sẽ càng phải ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp độc đáo mà chùa Xiêm Cán mang lại. Chùa Xiêm Cán là một quần thể kiến trúc bao gồm nhiều hạng mục như: tưởng thành bao quanh, cổng tam quan, chính điện, sala, tháp chuông, cột trụ biểu, khu mộ tháp, nơi nghỉ ngơi của các nhà sư, giảng đường,... Tất cả các công trình tại chùa Xiêm Cán đều khoac trên mình chiếc áo mang phong cách của kiến trúc Angkor Khmer truyền thống.

Xem thêm: Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Bảo vật cổ tại Rạch Giá, Kiên Giang

3.1 Cổng tam quan cùng với hàng rào bao quanh

Khi vừa đặt chân đến cổng chùa, bạn sẽ bị ngay ánh vàng sáng chói của cổng tam quan làm cho ấn tượng. Công trình cổng tam quan là công trình kiến trúc cơ bản mà bạn có thể bắt gặp ở hầu hết các ngôi chùa tại Việt Nam. Tuy nhiên, cổng tam quan tại chùa Xiêm Cán vô cùng đặc biệt, khi được chạm khắc những họa tiết, hoa văn mang đậm phong cách của văn hoá truyền thống Khmer. Phía trên cổng được tạc những bức tượng rắn nhiều đầu,, cùng với đó là chạm khắc những hình ảnh thiếu nữ nhảy múa.

cổng tam quan chùa xiêm cán

Cổng Tam Quan tại chùa Xiêm Cán.

Không Chỉ vậy, phía bên dưới bản tên cổng có cặp chim thần Krut và cặp rắn năm đầu uốn lượn. Bức tượng bao quanh khuôn viên chùa Xiêm Cán cũng được chạm khắc vô cùng tinh tế với diện tích rất rộng. Không những vậy còn được trồng nhiều cây sao, cây dầu cao vút và được xếp thẳng hàng.

Xem thêm: Ni viện Thiện Hòa - Chùa bánh xèo độc nhất tại Vũng Tàu

3.2 Chánh điện

Nổi bật chính giữa khuôn viên chùa Xiêm Cán chính là chánh điện nguy nga tráng lệ. Được biết chánh điện được xây dựng trên nền đất cao 1,5m chính giữa chánh điện được chạm khắc hình tượng Phật Thích Ca, bích họa, phù điêu được chạm khắc hình ảnh núi sông vô cùng tinh xảo và tỉ mỉ. Xung quanh chánh điện được bao bọc bởi hệ thống trụ cột được khoác trên mình chiếc áo vàng cùng hoa văn chạm khắc vô cùng tinh xảo khiến cho nhiều người mê mẩn.

chánh điện chùa Xiêm Cán

Chánh điện tại chùa Xiêm Cán.

Phía trên phần mái của chánh điện chùa Xiêm Cán được sắp xếp theo tầng tầng lớp lớp tạo nên một chiều sâu hoà mình vào tòa tháp cao vút in hằn lên bầu trời xanh ngát. Ở 4 góc của phần mái được uốn cong và tác tượng hình rồng Khmer với đầu rồng dạng kép, thân rồng xoắn và đuổi uốn cong ngược lên trên như những ngọn lửa rực cháy giữa bầu trời trong xanh.

Phía bên trong chánh điện có hai hàng cột cao trụ đỡ cho cả công trình, phần ốp mái được khắc những bức phù điêu với những họa tiết màu sắc cực kỳ ấn tượng và lôi cuốn những ánh mắt của du khách khi ghé thăm. Bàn thờ chính được đặt bệ tượng hình bán nguyệt cao gần 2 mét chia thành 7 bậc thờ tượng Phật Thích Ca to lớn. Bên dưới là những tượng Phật Thích Ca nhỏ với nhiều kích cỡ và tư thế khác nhau miêu tả cho các thời kỳ hóa thân của Phật.

Xem thêm: Chùa Vạn Phước - “Tiên cảnh” lớn nhất tại xứ dừa Bến Tre

3.3 Công trình khác

Ở hai bên chánh điện chùa Xiêm Cán bạn sẽ bắt gặp được nhiều tháp cốt và một nhà hoả thiêu nằm dưới những tán cây mát rượi. Những tháp cốt được khoác trên mình chiếc áo trắng xoá và chạm khắc những hoa văn tinh tế vô cùng cổ kính và độc đảo.

các công trình khác tại chùa Xiêm Cán

Các công trình khác tại chùa Xiêm Cán.

Đối diện chính điện là cột trụ biểu được chạm khắc hình tượng Rắn và thần Naggar 5 đầu. Nơi đây được người dân thường đến để thắp đèn cầu trong những ngày lễ ngụ ý rằng giáo lý phật sẽ luôn là ánh sáng của nhân loại, luôn giúp con người ta tìm ra được chân thiện mỹ.

Ngoài ra ngôi chùa còn có tăng xá và giảng đường tất cả đều được khoác trên mình chiếc áo mang phong cách kiến trúc đậm đà bản sắc văn hóa Khmer.

Xem thêm: Chùa Hưng Thiền Đồng Tháp - Khoảng trời thanh tịnh tại vùng hoa sen

4. HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ TẠI CHÙA XIÊM CÁN

Chùa Xiêm Cán không chỉ là không gian để bạn đến chiêm ngưỡng kiến trúc, viếng bái đức Phật mà đây còn là địa điểm tổ chức nhiều hoạt động, lễ hội mang đậm bản chất văn hoá của người dân Khmer. Chùa Xiêm Cán là nơi lưu giữ và bảo tồn những truyền thống văn hoá quý báu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Khmer. Hiện tại, nhà chùa vẫn còn lưu giữ bộ sách Khmer cổ được viết trên lá cây dày đến 70 trang hay giảng đường cổ với những quyền truyện kể nhân gian từ thời xa xưa.

lễ hội tại chùa Xiêm Cán

Các lễ hội truyền thống được tổ chức tại chùa Xiêm Cán.

Chùa Xiêm Cán là địa điểm mà đồng bào Khmer sẽ thường tập trung để học chữ, múa hát, học nghệ. Hàng năm tại chùa Xiêm Cán diễn ra rất nhiều lễ hội của người Khmer, thu hút đông đảo người dân để tham gia. Một số ngày lễ lớn như:

Nếu bạn có dịp ghé thăm Bạc Liêu vào thời điểm diễn ra mùa lễ hội này, bạn sẽ được hòa mình vào không khí của mùa lễ hội mang đậm bản chất văn hoá của đồng bào Khmer. Không những vậy, bạn cũng sẽ được trải nghiệm các lễ hội Phật Giáo mang phong cách của phái Nam Tông.

Chùa Xiêm Cán là địa điểm du lịch tâm linh thu hút nhiều du khách ghé thăm và chiêm bái không chỉ nằm ở nét đẹp trong kiến trúc mà còn là nét đẹp trong văn hoá. Vật thì bạn còn chần chờ gì mà không dừng chân tại một địa điểm tâm linh thú vị như vậy. Nếu bạn đang có kế hoạch cho tour hành hương hãy liên hệ ngay với Zoom Travelhoặc liên hệ qua số điện thoại 0903.909.074 để được tư vấn tận tình!

Link nội dung: https://tlpd.vn/chua-xiem-can-bac-lieu-net-dep-van-hoa-truyen-thong-cua-nguoi-dan-khmer-tren-dat-bac-lieu-a39314.html