Ban hậu cần là bộ phận quen thuộc và phổ biến thường xuất hiện trong các câu lạc bộ, tổ chức. Vậy ban hậu cần là gì và nhiệm vụ, vai trò của bộ phận này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông tin xoay quanh định nghĩa này thông qua bài viết dưới đây nhé!
“Ban hậu cần hay còn gọi là back-end, thực hiện các hoạt động hỗ trợ, chuẩn bị các nguồn lực cần thiết hoặc các bước tiền sản xuất trước khi bắt đầu một hoạt động hoặc tạo ra một sản phẩm.”
Ở mỗi lĩnh vực, ban hậu cần có những nhiệm vụ khác nhau. Hậu cần thường được nhắc đến nhiều nhất trong quân đội và các câu lạc bộ. Ngoài ra, trong tiếng Anh, ban hậu cần được dịch từ “logistic” - bao gồm các hoạt động liên quan đến việc quản lý, vận hành và cung ứng hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Dù ở lĩnh vực nào, ban hậu cần cũng có trách nhiệm đảm bảo rằng mọi khía cạnh của quá trình sản xuất hoặc sự kiện đều được chuẩn bị cẩn thận, tạo điều kiện lý tưởng để đạt được thành công.
Ban hậu cần có quan trọng không? Câu trả lời là có vì ban hậu cần ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả, tiến độ hoàn thành và thành công của công việc. Nếu không có bộ phận này thì mọi việc sẽ khó khăn, chậm chạp, trì trệ, dễ gặp rủi ro và thất bại.
Để hiểu hơn về vai trò của hậu cần là gìd, hãy hình dung đằng sau một buổi biểu diễn âm nhạc thành công có sự đóng góp rất lớn của nghệ sĩ trang điểm, trợ lý phụ trách trang phục, chỉnh trang, hiệu ứng ánh sáng, đạo diễn sân khấu… Họ chính là ban hậu cần, tuy không ai thấy mặt nhưng lại không thể không nhắc đến.
Công việc của ban hậu cần là gì, hãy cùng theo dõi tiếp sau đây nhé.
Trong quân đội, hậu cần là một công việc vô cùng quan trọng. Công việc của người lao động trong lĩnh vực hậu cần bao gồm: may quần áo, trang thiết bị quân sự; trồng trọt, chế biến thực phẩm; sản xuất súng, đạn dược, máy móc quân sự…
Các chiến sĩ chỉ cần huấn luyện tốt và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì mọi vấn đề ăn uống, quân nhu đã được bộ phận hậu cần chuẩn bị kỹ càng.
Trong tổ chức, doanh nghiệp logistic, ban hậu cần sẽ chịu trách nhiệm giao nhận hàng hóa, đóng gói, thông quan, vận chuyển, lưu kho, thủ tục giấy tờ, mã hóa… Người quản lý logistics sẽ tham gia vào quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ gồm nhiều công việc khác nhau như lập kế hoạch phân tích, mua hàng, kiểm kê, quản lý hàng hóa, điều phối…
Không thể đánh giá thấp vai trò của ban hậu cần trong câu lạc bộ vì đây là “xương sống” giúp các câu lạc bộ tiếp tục hoạt động hiệu quả. Trách nhiệm của bộ phận hậu cần không chỉ giới hạn ở việc chuẩn bị những vật dụng cần thiết mà còn bao gồm việc quản lý nguồn tài chính, tính toán chi phí, chi tiêu cho các hoạt động.
Hầu như mọi hoạt động của câu lạc bộ, từ những sự kiện quy mô lớn đến những hoạt động nhỏ hằng ngày đều cần có sự chuẩn bị và tổ chức của ban hậu cần. Khả năng quản lý tài chính và sự hiểu biết về chi tiêu khôn ngoan để đảm bảo câu lạc bộ hoạt động suôn sẻ đều là những yếu tố không thể thiếu của vai trò này.
Một vài kỹ năng cần thiết của ban hậu cần mà bạn có thể xem xét như:
Ban hậu cần luôn trong trạng thái bận rộn với hàng ngàn công việc cần thực hiện. Ngoài ra, hầu hết các sự kiện được tổ chức đều có thể gặp phải những sự cố không mong muốn. Vì vậy, thành viên trong ban hậu cần phải luôn linh hoạt và giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất.
Dù làm nghề gì cũng cần phải có đam mê, nhất là công việc bận rộn như hậu cần. Điều quan trọng nhất là phải khỏe mạnh vì có rất nhiều công việc cần bạn hoàn thành.
Nếu ban hậu cần không có khả năng lập kế hoạch và làm việc khoa học thì công việc sẽ trở nên trì trệ và toàn bộ hệ thống, công việc sẽ không thể vận hành trơn tru. Điều này có thể khiến khách hàng, đối tác cảm thấy khó chịu và không muốn hợp tác lâu dài với bạn.
Vì công việc của hậu cần liên quan đến rất nhiều việc, từ việc lớn đến việc nhỏ nên đều cần phải cẩn thận, tỉ mỉ. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro và các vấn đề có thể xảy ra, đảm bảo toàn bộ quá trình hoàn thành mục tiêu diễn ra suôn sẻ.
Ban hậu cần phải làm việc với nhiều đơn vị, bộ phận khác nhau để hoàn thành kế hoạch nên kỹ năng phối hợp, làm việc cùng nhau là vô cùng quan trọng.
Môi trường làm việc của nhân viên có nhịp độ khá nhanh, trong đó mỗi giai đoạn có tác động lẫn nhau. Ví dụ, dây chuyền sản xuất không đủ nguyên liệu hoặc sử dụng sai nguyên liệu có thể phải ngừng hoạt động. Điều này có thể dẫn đến tăng chi phí đáng kể.
Học logistics ở đâu là câu hỏi được nhiều bạn trẻ quan tâm đến ngành này đặt ra. Hiện nay, một số trường đại học Việt Nam đào tạo chuyên ngành hậu cần như Cao đẳng Hậu cần, Cao đẳng An ninh. Các khóa đào tạo về logistics tại Đại học Thương Mại, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân…
Các môn thi ngành này bao gồm A00: Toán, Vật lý, Hóa học và các môn A01: Toán, Vật lý, tiếng Anh hay khối D: Văn, Toán, Anh.
Lưu ý là điểm đầu vào của ngành Logistics khá cao. Vì vậy, các bạn muốn trở thành sinh viên ngành logistics cần phải nỗ lực hết mình. Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ dễ dàng tìm được việc làm đúng chuyên ngành.
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này, sinh viên mới ra trường có thể đảm nhận nhiều công việc liên quan như:
Hi vọng bài viết trên đã giải đáp được những thắc mắc của bạn xoay quanh định nghĩa ban hậu cần là gì. Nhìn chung, đây là công việc đầy hứa hẹn, có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Nếu bạn tìm các việc làm liên quan, hãy truy cập ngay vào CareerLink.vn để có thể ứng tuyển sớm nhất nhé.
Loan Đoàn
Link nội dung: https://tlpd.vn/ban-hau-can-la-gi-ky-nang-can-co-de-lam-viec-o-ban-hau-can-a38920.html