Tìm hiểu chi tiết về hệ thống truyền động trên xe máy tay ga

Bài viết này EAC sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống truyền động trên xe máy tay ga. Hy vọng sau bài viết bạn sẽ có đủ kiến thức lý thuyết để thực hành sửa chữa các xe tay ga đời mới, nếu muốn trang bị thêm về kỹ năng thực hành, sử dụng máy chẩn đoán thì tham khảo khóa học thực chiến tại đây

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về lý do tại sao xe máy tay ga ngày càng được dùng phổ biến tại Việt Nam

  1. Giá thành hợp lý: Xe máy tay ga có giá thành thấp hơn so với các loại xe khác như ô tô, xe tay côn hay xe đạp địa hình. Vì thế, nó là một lựa chọn kinh tế và phù hợp cho nhiều người dân Việt Nam.
  2. Dễ sử dụng: Xe máy tay ga dễ sử dụng hơn so với xe tay côn và đặc biệt là ô tô. Nó không yêu cầu người lái phải có kỹ năng chuyển số hay kỹ năng lái phức tạp. Điều này khiến cho nó trở thành một phương tiện di chuyển thuận tiện cho nhiều người.
  3. Tiết kiệm nhiên liệu: Xe máy tay ga tiêu thụ ít nhiên liệu hơn so với các loại xe khác. Điều này giúp người sử dụng tiết kiệm chi phí vận hành.
  4. Dễ dàng bảo trì: Xe máy tay ga có cấu tạo đơn giản, dễ dàng bảo trì và thay thế các linh kiện khi cần thiết.
  5. Phù hợp với nhu cầu vận chuyển hàng hóa: Xe máy tay ga được sử dụng rộng rãi trong việc vận chuyển hàng hóa trong các thành phố và khu vực thành thị nhỏ. Nó có thể di chuyển nhanh chóng qua các con đường nhỏ hẹp, làm cho quá trình giao nhận hàng hóa nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.

Hệ thống truyền động truyên xe tay ga hoạt động thế nào?

I. Cấu tạo và sơ đồ truyền lực của hệ thống truyền động xe ga:

1. Trục khuỷu 2. Má puli sơ cấp di động 3. Con lăn ly tâm 4. Má puli sơ cấp cố định 5. Má puli thứ cấp di động 6. Trục sơ cấp của hộp giảm tốc(hộp cầu) 7. Nồi li hợp 8. Má li hợp (bố ba càng) 9. Dây đai V 10. Má puli thứ cấp cố định

II. Hoạt động của bộ truyền động xe máy tay ga

Tìm hiểu chi tiết về hệ thống truyền động trên xe máy tay ga - EAC

1. Động cơ đang ở chế độ garanty:

Lúc này tốc độ động cơ còn thấp, lực kéo và chuyển động của động cơ được truyền từ trục khuỷu qua puli sơ cấp, dây đai V, puli thứ cấp và tới cụm má ma sát (bố ba càng). Tuy nhiên do lực li tâm của cụm ma sát nhỏ chưa thắng được lực lòxò của các má ma sát nên má ma sát không tiếp xúc với vỏ nồi li hợp. Vì vậy , lực kéo và chuyển động không được truyền tới bánh xe sau, xe không chuyển động.

2. Bắt đầu khởi hành và chạy ở tốc độ thấp:

Khi tăng tốc độ động cơ lên khoảng 2700 ~ 3000 v/ph; Lúc này lự li tâm của cụm ma sát đủ lớn và thắng được lực lò xo kéo nên các má ma sát văng ra và tiếp xúc với nồi li hợp. Nhờ lực ma sát giữa các má ma sát và nồi ly hợp, nên lực kéo và chuyển động được truyền qua bộ bánh răng giảm tốc tới bánh xe sau và xe bắt đầu chuyển động. Tại thời điểm này, dây đai V có vị trí nằm trong cùng ở puli sơ cấp và vị trí ngoài cùng của Puli thứ cấp. Tỉ số truyền của bộ truyền lúc này là lớn nhất nên lực kéo ở bánh xe sau đủ lớn để xe khởi hành từ trạng thái dừng và tăng tốc lên.

3. Khi chạy ở tốc độ trung bình:

Hoạt động tốc độ trung bình

Tiếp tục tăng tốc dộ động cơ lên, do lực li tâm lớn làm cac con lăn ở puli sơ cấp văng ra xa hơn ép má puli sơ cấp di động tiến về phía puli sơ cấp cố định và chèn dây đai V ra xa tâm hơn. Vì độ dài dây đai không đổi nên phía puli thứ cấp, dây đai sẽ di chuyển vào gần tâm cho đến khi nó cân bằng với lực ép của lò xo nén lớn ở puli thứ cấp. Như vậy, tỉ số truyền động của bộ truyền sẽ giảm dần và tốc độ của puli thứ cấp sẽ tăng dần lên làm tăng tốc độ của xe.

4. Khi chạy ở tốc độ cao:

Tiếp tục tăng tốc độ động cơ lên cao, dưới tác động của lực li tâm lớn, các con lăm sẽ văng ra xa tâm nhất và ép má puli sơ cấp di động lại gần nhất với má puli sơ cấp cố định.Đường kính tiếp xúc của dây đai V với puli sơ cấp lúc này là lớn nhất và ngược lại, phía puli thứ cấp dây đai V có đường kính nhỏ nhất. Tỉ số truyền động của bộ truyền sẽ đạt giá trị nhỏ nhất và tốc độ puli thứ cấp sẽ cao nhất. Lúc này xe sẽ có tốc độ cao nhất.

5. Khi leo dốc hoặc tăng tải đột ngột:

Khi xe leo dốc hoặc tăng tốc đột ngột, tải tác động lên bánh xe sau lớn, puli thứ cấp cố định sẽ theo tốc độ (chậm lại) của bánh xe sau. Lúc này nếu người lái xe tiếp tục tăng ga thì momen tác động lên má puli thứ cấp di động sẽ tăng lên và dưới tác động của lò xo nén, puli thứ cấp di động sẽ trượt theo rãnh dẫn hướng (hình trên) di chuyển lại gần phía má puli thứ cấp cố định chèn dây đai V ra xa tâm (đồng thời phía puli sơ cấp, dây đai V sẽ vào gần tâm) làm tăng tỷ số truyền động giúp xe leo dốc dễ dàng.

6. Hộp giảm tốc cuối (hộp cầu sau):

Để tạo ra lực kéo và tốc độ xe thích ứng với công suất động cơ cũng như kích thước của bánh xe, còn có bộ truyền bánh răng giảm tốc. Bộ giảm tốc này thường được thiết kế với hai cấp giảm tốc. Do tốc độ của cao nhất của các bánh răng trong bộ giảm tốc lớn hơn rất nhiều so với tốc độ của trục khuỷu động cơ nên để đảm bảo độ bền sử dụng và giảm độ ồn lúc ăn khớp của các bánh răng, thường bộ giảm tốc dùng bánh răng có dạng răng nghiêng.

Tìm hiểu chi tiết về hệ thống truyền động trên xe máy tay ga - EAC

Kết cấu hộp giảm tốc xe tay ga: 1. Trục bánh răng dẫn động sơ cấp 2. Trục trung gian 3. Trục dẫn động thứ cấp (trục bánh xe sau) 4. Bánh răng dẫn động trục thứ cấp

Link nội dung: https://tlpd.vn/tim-hieu-chi-tiet-ve-he-thong-truyen-dong-tren-xe-may-tay-ga-a38239.html