Khi bị vết thương trầy xước da, để hạn chế nhiễm trùng và để lại sẹo thì cách xử lý vết thương là điều rất quan trọng. Sau đây là Cách điều trị vết thương trầy xước da tại nhà.
Trầy xước da chính là tình trạng da cọ xát với bề mặt sắc nhọn, thô ráp và gây ra những vết thương hở miệng. Những vết thương hở tuy không chảy ra nhiều máu nhưng lại có thể khiến cho bạn cảm thấy đau rát.
Những vết xước này thường không nghiêm trọng như những vết cắt hoặc rạch nên có thể được xử lý tại nhà. Tình trạng này thường có thể xảy ra ở nhiều bộ phận ở cơ thể. Trong đó phổ biến nhất là đầu gối, khuỷu tay, mắt cá, cẳng chân, phần trên của các chi…
Những vết xước có thể ở mức độ nhẹ đến nặng. Triệu chứng của vết thương khi bị xước thường phụ thuộc vào loại trầy xước mà bạn gặp phải:
Trầy xước ở cấp độ 1: Với trầy xước ở mức độ 1 thì thường liên quan đến sự tổn thương bề ngoài của lớp biểu bì. Tình trạng này thường được gọi là xước da hoặc bong tróc da. Ở cấp độ này, vết thương thường nhẹ và không gây chảy máu.
Trầy xước ở cấp độ 2: Tình trạng này có thể gây ra sự thương tổn ở lớp hạ bì và biểu bì nên sẽ gây ra chảy máu nhẹ.
Trầy xước ở cấp độ 3: Loại trầy xước này thường có sự liên quan đến sự ma sát và ảnh hưởng tới lớp mô ở bên dưới hạ bì. Bạn có thể bị chảy máu khá nghiêm trọng và cần nhờ đến sự chăm sóc của y tế.
Để các vết trầy xước nhanh chóng được lành, bạn nên thực hiện theo các bước như sau:
- Dùng xà phòng dịu nhẹ với dung dịch sát khuẩn nhẹ (thường là Cồn i ốt pha loãng) và nước sạch để khử trùng vết thương.
- Có thể Bôi thuốc mỡ hoặc kem huyên dụng lên vết thương.
- Với vết thương sâu, rỉ nhiều huyết tương, có thể sử dụng băng y tế khô và tiệt trùng để băng vết thương lại. Với những vết trầy xước nông, chỉ bỏ thoáng không cần băng bó. Vết thương sẽ khô nhanh hơn
- Vệ sinh, kiểm tra và thay băng vết thương mỗi ngày cho tới khi vết trầy xước được lành hẳn.
- Với những người bị xây xước da ở mức độ nghiêm trọng, bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế.
Không những vậy, sau bị xuất hiện các vết trầy xước, bạn nên đi tiêm phòng uốn ván nếu như mình đã tiêm phòng lần cuối quá lâu hoặc không chắc chắn mình đã được tiêm phòng uốn ván. Uốn ván vốn là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính mà các cơ thường bị co thắt tự phát. Những bào tử của vi khuẩn sản xuất ra độc tố uốn ván thường có mặt ở trong môi trường tự nhiên. Nếu như có mảnh vụn hay bụi bẩn dính vào phần da bị trầy xước thì đều có nguy cơ phát triển uốn ván.
Khi vết thương đã được chữa lành, bạn có thể bôi kem chống sẹo để tăng tính thẩm mỹ.
Để thúc đẩy vết thương nhanh chóng được ổn định và kiểm soát trầy xước, bạn nên lưu ý đến các vấn đề sau:
- Cần điều trị vết thương nhanh chóng để giảm nguy cơ bị sẹo.
- Đảm bảo vết thương được giữ sạch.
- Tránh chọc hoặc cậy vào khu vực bị ảnh hưởng khi vết thương đang lành.
- Cần nhận thức về mức độ nghiêm trọng mà vết thương gây ra. Từ đó có chế độ chăm sóc phù hợp để ngăn ngừa nhiễm trùng, sẹo và sự tổn thương thêm.
- Chỉ nên dùng oxy già vào ngày đầu tiên để rửa vết thương nhằm loại bỏ bụi bẩn. Những ngày sau, cần tránh sử dụng lại oxy già. Oxy già có thể khiến cho vùng da bị tổn thương trở nên kích thích và ăn mòn, khó hồi phục hơn.
- Khi vết thương có dấu hiệu hồi phục, đóng vảy, da bạn có cảm giác ngứa ran. Bạn không nên cạo lớp vảy hoặc hãi để tránh để lại sẹo, vết trầy xước hoặc nám da.
- Không bôi dầu gió, dầu nóng ở thời điểm bị chấn thương. Điều này có thể khiến cho máu truyền đến vết thương nhiều hơn. Điều này sẽ gây ra tình trạng đau nhức và có thể khiến cho diễn biến trở nên xấu đi.
- Không sử dụng cồn, rượu hoặc các phương pháp dân gian không chính thống và massage vùng da bị thương.
Trên đây là cách điều trị vết trầy xước da mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Tốt nhất bạn nên tuân thủ theo các bước để vết thương nhanh chóng được ổn định.
Nguồn sưu tầm
Link nội dung: https://tlpd.vn/cach-dieu-tri-vet-thuong-tray-xuoc-da-tai-nha-a38227.html