Bơ là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng cho sản phẩm mà còn giúp cho chiếc bánh của bạn thêm mềm mại, mịn màng hơn Tuy bơ được coi là nguyên liệu phổ biến, nhưng không ít người tỏ ra khá bâng khuâng trong việc chọn mua và sử dụng, vì bản thân chúng có vô số loại, mỗi loại đều có đặc điểm và công dụng hoàn toàn khác nhau mà không phải ai cũng biết.
Để gỡ rối cho cho vấn đề này, bài viết dưới đây Nhất Hương sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích để phân biệt các loại bơ trong làm bánh.
Là loại bơ có chứa muối. Thông thường tỉ lệ độ mặn dao động từ 3-5% tùy nhà sản xuất.
Trong làm bánh, hầu như không dùng bơ mặn, vì tỉ lệ muối được thêm vào là khác nhau.Do đó, nếu dùng bơ mặn thì chúng ta sẽ khó trong việc kiểm soát được độ mặn của bơ, ảnh hưởng đến hương vị của bánh.
Bơ mặn thường dùng như một loại gia vị trong nấu ăn, có thể cho vào súp hoặc các món xào
Các loại bơ mặn phổ biến như: Bơ mặn President, bơ mặn Anchor, bơ Sun flowers…
Là loại bơ không chứa muối, có hương thơm nhẹ và vị ngọt tự nhiên, nó có dạng rắn và mềm khi để ở nhiệt độ phòng.
Đây là loại bơ đa dạng nhất và chứa khoảng 80% chất béo từ sữa, thường được dùng để làm các loại bánh như: pastries ngọt, cakes, su kem, bánh quy bơ… Người ta cũng dùng bơ này để phết lên bánh mì.
Các loại bơ nhạt phổ biến trên thị trường phải kể đến như: Bơ nhạt anchor, bơ nhạt Fieder Úc, bơ President…
+ Bơ động vật:
Có nguồn gốc tự nhiên,được tách từ sữa động vật (chủ yếu là sữa bò), hàm lượng chất béo cao khoảng 80%, thường dùng để làm bánh vì nó tốt hơn, thơm ngon hơn bơ thực vật.
Bơ động vật gồm: Bơ Anchors, bơ President, bơ TH true mikl…
Bơ President: Được sản xuất từ Normandy (Pháp), là thương hiệu nổi tiếng, có chất lượng thơm ngon và giá cũng thuộc hạng cao nhất. Bơ president chứa khoảng 82% chất béo, có mùi thơm ngon, béo ngậy rất thích hợp để làm bánh quy, pastries ngọt, cake hoặc ăn kèm với bánh mì…
Bánh nướng bằng bơ president xốp, giòn và đặc biệt giữ được lâu, không bị yểu, mất mùi như các loại bơ khác.
Bơ Anchors: Xuất xứ từ New Zealand, giá thành của loại bơ này thấp hơn bơ president, nhưng độ thơm ngon thì không hề kém cạnh. Tuy nhiên bơ Anchors có một nhược điểm là dễ bị chảy.
Người ta cũng dùng bơ này để phết lên bánh mì hoặc làm nguyên liệu nấu ăn, nướng bánh, có thể thay thế dầu mỡ khi nấu.
Bơ TH true mikl: Đây là loại bơ khá mới được sản xuất tại Việt Nam, có độ thơm ngon, béo ngậy vừa phải, ăn không bị ngấy như các loại bơ khác.
Bơ TH true mikl có thể dùng vào nhiều mục đích khác nhau, ngoài việc ăn trực tiếp, ăn kèm với bánh mỳ, sử dụng để làm bánh, cũng có thể kết hợp với việc chiên xào và chế biến các loại sốt ăn kèm, rất thích hợp để làm kem bơ vì bản thân nó có màu trắng đẹp rất tự nhiên.
+ Bơ thực vật (margarine):
Là loại bơ được sản xuất trong phòng thí nghiệm, chiết xuất từ các loại hạt có chứa dầu như bắp, ngũ cốc, đậu. Hàm lượng chất béo thấp khoảng 20% (phù hợp đối với người ăn kiên)
Bơ thực vât thường dùng trong nấu ăn, chiên rán hoặc phết lên mặt bánh là chủ yếu.
Các dạng bơ thực vật khá phổ biến chúng ta phải kể đến. như: Bơ Vivo (dạng lát), Bơ pilot.
Bơ Vivo: Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tiên tiến của đất nước Singapore.
Đây là một loại bơ được làm từ dầu thực vật nên không chứa cholesterol. Hơn nữa nó còn chứa lượng chất béo lành mạnh hơn bơ thường. Những chất béo này giúp giảm mật độ cholesterol xấu, hạn chế các tác động xấu đến sức khỏe của bạn.
Chúng chuyên dùng để cán bột ngàn lớp, vỏ bánh sừng bò…
Bơ pilot: Là một loại bơ của Úc, được làm từ sữa đậu nành, chất béo và dầu thực vật. Tuy không được thơm, béo ngậy như các loại bơ động vật nhưng ưu điểm của nó là giá thành rẻ, không làm tăng cân vì hàm lượng chất béo thấp, nên các bạn đang ăn kiên có thể yên tâm sử dụng
Bơ pilot được dùng để làm kem, làm bánh như: bánh quy, bánh muffin…
Ngoài hai dạng bơ thực vật trên thì bơ Tường An, bơ Meizan, cũng là hai loại bơ rất đáng tin dùng.
Shortening (còn được gọi là mỡ trừu) là một loại chất béo thực vật 100% có màu trắng đục.
Nó được chế biến từ mỡ động vật theo công nghệ dây chuyền hiện đại tại Việt Nam.
Đây là một nguyên liệu được sử dụng trong các công thức làm bánh dẻo tuyết giúp cho bánh mềm dẻo hơn.
Khi làm vỏ tart, bột ngàn lớp hay shortbread, nó được dùng để làm đứng và vững cấu trúc bánh, ngoài ra sản phẩm này còn được sử dụng trong quá trình nấu ăn, chiên, xào,… thay cho dầu, mỡ. Với hàm lượng chất béo cao, shortening sẽ khiến cho các loại bánh thêm mềm mướt hơn rất nhiều.
Trong một số trường hợp, các bạn có thể sử dụng bơ thực vật hoặc bơ động vật thay thế cho shortening và ngược lại.
Với những kiến thức Nhất Hương vừa chia sẻ, hi vọng bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để lựa chọn những sản phẩm bơ phù hợp nhất cho chiếc bánh của mình nhé!.
Đào Thị Ngọc Yến
Link nội dung: https://tlpd.vn/cac-loai-bo-thuong-dung-trong-lam-banh-a38018.html