Nét đặc trưng về văn hóa ẩm thực của miền Tây Nam Bộ

Đặc sản miền Tây không chỉ là những món ăn dân dã được làm từ nguyên liệu sạch mà còn là những món ăn được chế biến theo công thức đặc trưng. Ngoài phong cảnh đẹp, những miệt vườn đầy quả, văn hóa ẩm thực đặc sắc và đa dạng cũng là điểm nổi nội của vùng miền này. Để biết chi tiết về các món đặc sản miền Tây hãy cùng Cửa hàng Hương Việt theo dõi bài viết dưới đây.

I. 3 nét đặc trưng về văn hóa ẩm thực miền Tây Nam Bộ

1. Hương vị

Khác với vị đậm đà của miền Bắc và vị cay nồng của miền Trung, ẩm thực miền Tây Nam Bộ thiên về vị ngọt thanh người dân sống tại khu vực này rất ưa ngọt nên hầu hết các món ăn tại đây đều có vị ngọt dịu. Các món chè ngon nổi tiếng như: chè bà ba, chè đậu, chè bưởi,… cũng có nguồn gốc từ nơi này.

2. Nguyên liệu chế biến

Các món ăn tại đây đều được chế biến từ nguyên liệu thuần tự nhiên và sạch vì miền Tây Nam Bộ có nguồn thủy hải sản phong phú, cũng như nhiều loại trái cây nổi danh như: quýt hồng Đồng Tháp, sầu riêng ri6 Vĩnh Long, bưởi da xanh, dừa sáp Trà Vinh,…

Khi tới đây vào mùa nước nổi, bạn sẽ được thưởng thức các món ăn như canh chua cá linh, bông súng mắm kho, cua đồng, chuột đồng,… Còn vào mùa nước cạn, bạn sẽ được thưởng thức món đặc sản được chế biến từ cá lóc, lươn và cá trạch,…

3. Bữa ăn

Ở miền Tây Nam bộ, người dân thường ăn cơm ở trên sàn nhà hoặc trên bàn tùy vào diện tích nhà lớn hay nhỏ. Nếu có khách quý hay tiệc tùng, người ta thường tổ chức ăn uống ở khu vực ấm cúng sang trọng để thể hiện sự nhiệt tình, hiếu khách. Ngoài ra, các món ăn như cá lóc nướng trui, khô rắn, thịt chuột đồng nướng được được xem là đặc sản của nơi đây.

II. Top 15 món ăn đặc sản của miền Tây vào mùa nước nổi

1. Các món ngon từ Cá Linh

1.1. Cá linh kho

Vào đầu mùa nước, người dân thường đánh bắt cá linh về và kho với nước dừa hoặc nước mía. Nhờ vị béo ngậy của cá kết hợp với vị thơm ngọt của dừa đã giúp cho món ăn trở nên khác biệt, mang đậm nét ẩm thực miền Tây. Ngoài ra, khi cá linh được kho tiêu trong nồi đất sẽ có hương vị đậm đà và ngon hơn khi dùng với cơm trắng.

1.2. Cá linh chiên giòn

Nếu cá linh to bằng ngón tay thì người dân thường chế biến bằng cách chiên giòn, chiên bột chấm mắm me, kho mắm hoặc đem nấu canh chua bông điên điển, bông súng,… Ngoài ra, món cá linh nhúng giấm cũng là một trong những đặc sản nơi đây. Khi chế biến, cá bỏ ruột, cho vào rổ tre chà nhẹ. Sau đó, ướp với gia vị, chuẩn bị nồi giấm bắt lên lửa cho sôi rồi bỏ cá linh vào, sôi là có thể dùng.

1.3. Lẩu cá linh bông điên điển

Ngoài điên điển, món này còn ăn kèm với bông súng để tăng hương vị cho món ăn. Cá linh cho vào nồi nước đang sôi, cùng các loại rau, để vừa chín tới mới giữ được độ ngọt. Vị ngọt của cá, vị giòn của bông điên điển, bông súng, chất chua thanh của giấm, cay của ớt và tiêu hợp thành một mùi hương khó quên.

2. Bông điên điển

Loại bông này khi ăn vào sẽ có vị đắng đắng, giòn nhưng lại có vị ngọt dịu ở cổ họng. Bông điên điển có rất nhiều kiểu chế biến chẳng hạn như điên điển xào tỏi, canh chua cá linh nấu với điên điển. Không những thế, người dân nơi đây còn dùng loại bông này để làm bánh xèo, ăn kèm với bún cá hay các món kho,….

3. Bánh xèo bông điên điển

Bánh xèo bông điên điển là một trong những món ăn lạ miệng của miền Tây với sự kết hợp của nhiều hương vị với nhau như vị chua cay của nước chấm, giòn của vỏ bánh và bông điên điển, ngọt của tôm thịt cùng vị bùi bùi của mỡ hành. Ngoài ra, bánh này còn ăn kèm với các loại rau như: đọt xoài, lá mơ, đọt bằng lăng,… nhằm tăng thêm độ thơm ngon của bánh khi thưởng thức.

4. Bông súng mắm kho

Bông súng có vị ngọt bùi, giòn, được chế biến thành nhiều món hấp dẫn như, gỏi bông súng, canh chua bông súng,… Tuy nhiên, nổi tiếng nhất vẫn là bông súng mắm kho, có hương vị thơm ngon nhờ vào vị ngọt của tép, cay của ớt, giòn của bông súng và vị the của sả, cũng như vị béo ngọt của cá kết hợp với vị ngọt thanh từ nước đường từ mắm cá linh, làm cho thực khách khó mà quên được mùi vị đặc trưng này.

5. Lá hẹ nước

Hẹ nước có lá mỏng, màu xanh nhạt giống như lá sả, lá mềm, xốp, giòn và có vị thanh mát. Người dân nơi đây thường ăn kèm hẹ sống với các món kho, sau khi đã ngâm và rửa sạch, họ sẽ xếp hẹ lên đĩa bàn lớn (có thể giữ nguyên rễ hoặc cắt bỏ để đẹp mắt hơn) khi dùng món, lấy hẹ cuộn tròn rồi chấm vào thịt kho, cá kho hay mắm kho,… để tăng thêm hương vị thơm ngon, đậm đà của món ăn.

6. Cua đồng

Cua đồng thường được dùng làm các món phụ sau bữa của người miền Tây, tuy không to như cua biển nhưng thịt cua đồng có độ ngọt, dai thơm đặc sắc và càng to và chắc thịt. Người ta thường dùng thân cua để nấu canh, bún riêu hoặc lẩu, còn càng thì được luộc, rang muối hoặc hấp xả. Dù chúng được chế biến ở hình thức nào vẫn mang lại độ béo ngọt tự nhiên đặc trưng của loại cua này.

7. Chuột đồng

Thịt chuột đồng tại đây được cho là thực phẩm sạch vì thức ăn chủ yếu của chúng là nông sản, cỏ non và sống ở khu vực xa dân cư nên ít mầm bệnh, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: chuột nướng chao, chuột xào xả ớt, nấu canh hoặc kho. Đặc biệt, chuột đồng nướng lu là một trong những đặc sản của miền tây với vị béo của thịt, giòn của da và thơm ngon, đậm đà từ gia vị.

8. Cá lóc nướng trui

Cá lóc nướng trui là một trong những món đặc sản của người miền Tây. Cá lóc sau khi đã được làm sạch ruột sẽ được xiên vào que tre rồi cắm xuống đất và phủ rơm lên, đốt lửa, chờ đến khi cá vừa chính tới là có thể dùng. Khi cuộn cá kèm với các loại rau thơm, dưa chuột, chuối xanh và chấm với mắm me sẽ giúp cho món ăn trở nên đậm vị và ngon hơn rất nhiều.

9. Cá rô mề

Thịt cá rô mề béo, ngọt, có thể chế biến thành nhiều món ngon như: cá rô kho tộ, cá rô chiên xù, kho mắm, kho bầu non hoặc canh chua bông súng cá rô đồng,…

Thịt cá rô mề ngọt, béo nên có thể chế biến thành nhiều món ngon. Mặc dù đây là món ăn bình dân nhưng đậm hương vị đặc trưng của miền Tây, mang lợi những trải nghiệm thú vị cho thực khách về những món ngon vào mùa nước nổi.

10. Rắn

Rắn thường xuất hiện trong các món đặc sản của người dân miền tây, dùng để nấu cháo đậu xanh, xào xả ớt, nướng lèo, chiên giòn, hầm sả, gỏi, lẩu… Bên cạnh đó, họ thường bắt rắn nước, rắn bông súng, ri voi, ri cá,… về sơ chế rồi đem phơi để làm khô rắn. Khô rắn được thưởng thức tại chỗ bằng cách nướng trên than hồng với lửa vừa phải, hơi nóng sẽ làm thịt rắn chín cả trong lẫn ngoài và tỏa mùi thơm ngọt ngọt tự nhiên.

11. Lươn ươm rau ngổ

Đây là một món ăn khá quen thuộc đối với người dân miền Tây. Lươn ươm rau ngổ ăn kèm với cơm nóng hay bún gạo đều ngon. Với vị thơm của rau ngổ, vị ngọt của thịt lươn đồng và vị thanh của nghệ hòa quyện cùng vị béo của nước cốt dừa, món ăn này sẽ kích thích vị giác, giúp người ăn không có cảm giác bị ngán khi ăn quá nhiều.

Lươn cũng được chế biến thành nhiều món ngon khác như: lươn nướng, lươn xào sả ớt, lươn nấu canh chua, lươn nấu cháo,…

12. Ốc bươu nướng tiêu

Vào mùa nước nổi, bữa ăn của người miền Tây sẽ có thêm món ốc bươu nướng tiêu, đây là món ăn đặc sản vào mùa này. Để làm được món này, bạn hãy ướp thịt ốc với gia vị, tiêu xay và tiêu hột trong 10 phút rồi nướng trên bếp than. Thịt ốc dày, săn chắc, ngọt thanh, cùng với mùi hương đặc biệt của tiêu hòa cùng vị chua ngọt của nước chấm đã giúp cho món ăn này đậm đà, thơm ngon khó cưỡng.

13. Lẩu mắm miền Tây

Lẩu mắm được chế biến từ một trong những đặc sản của miền Tây đó là mắm cá với với hương vị đặc trưng, riêng biệt. Lẩu mắm miền Tây đúng vị sẽ được chế biến từ mắm cá sặc và mắm cá linh, cùng với các loại hải sản, bông súng, bông bí, rau đắng, bắp chuối,… Nếu bạn được thưởng thức món ăn này thì sẽ khó mà nhầm lẫn với lẩu mắm của những vùng miền khác.

14. Cá lóc hấp bầu

Có thể cá lóc hấp bầu là món ăn khá mới lạ với bạn nhưng với người dân miền Tây thì đây là món ăn quen thuộc. Món ăn này có thể ăn kèm với rau thơm, húng quế, xà lách, bánh tráng… và chấm với nước mắm chua ngọt. Vị ngọt của bầu cùng thịt cá mềm, ngọt thanh, thấm vị đã tạo nên món ăn dân dã thơm ngon và đậm đà hương vị ẩm thực miền Tây.

15. Lẩu cháo cua đồng

Món lẩu này được chế biến từ nguyên liệu chính là cua đồng và gạo miền Tây. Lẩu cua đồng có hương vị đặc trưng của cua, thơm ngọt, đậm đà và rất bổ dưỡng, thường được dùng vào mùa hè. Món ăn này sẽ ngon hơn và đậm đà hơn khi ăn kèm với rau má, mồng tơi và nước mắm rừng.

Bên cạnh các món chính giới thiệu trên, miền Tây còn có một số loại bánh kẹo làm đặc trưng như bánh tét lá cẩm, bánh phồng sữa, bánh pía Sóc trăng, kẹo dừa,… Cửa hàng Hương Việt là gợi ý phù hợp dành cho bạn nếu có ý định mua các đặc sản này để làm quà biếu. Các sản phẩm tại đây đều đa dạng, phong phú và đảm bảo chất lượng, cũng như được lựa chọn kỹ càng từ các thương hiệu nổi tiếng nên khách hàng có thể an tâm khi mua hàng. Ngoài ra, Hương Việt còn thường xuyên cập nhật các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và hỗ trợ giao hàng tận nơi nhằm mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Bài viết trên đã giới thiệu về những nét đặc trưng về văn hóa và ẩm thực miền Tây Nam bộ, cũng như những món ăn dân dã của người dân nơi đây. Cửa hàng Hương Việt hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về hương vị và những món ăn nổi bật tại miền Tây.

Link nội dung: https://tlpd.vn/net-dac-trung-ve-van-hoa-am-thuc-cua-mien-tay-nam-bo-a37766.html