Tiến sỹ và Giáo sư: ông nào to hơn, ông nào lương cao hơn?

Đó là câu hỏi mà mình thường gặp trên các diễn đàn, liên quan đến Giáo sư, Tiến sỹ còn có nhiều câu hỏi khác nữa. Ví dụ: có phải muốn lên Giáo sư phải có bằng Tiến sỹ không? Làm sao để phân biệt Giáo sư và Tiến sỹ? v.v...

Qua quá trình tìm hiểu, mình xin nêu ra một số nội dung để so sánh Giáo Sư & Tiến Sỹ. Các bạn có thể bổ sung nếu thấy chưa đủ, chưa đúng.

GIÁO SƯ

TIẾN Sỹ

Giáo sư là một học hàm

Tiến sỹ là 1 học vị

Giáo sư thì không bắt buộc phải là Tiến sỹ

Tiến sỹ thì không bắt buộc phải là Giáo sư

Giáo sư thì chắc chắn phải là nhà giáo.

Tiến sỹ không bắt buộc phải là nhà giáo.

Tiến sỹ bao gồm: Tiến Sỹ thường và Tiến Sỹ khoa học (nhà khoa học).

Giáo sư phong tặng cho những người làm công tác giáo dục và trực tiếp giảng dạy, đáp ứng tiêu chuẩn nhất định về tài và đức.

Học vị Tiến sỹ cấp cho nghiên cứu sinh sau đại học, công nhận luận án nghiên cứu của họ đã đáp ứng tiêu chuẩn bậc Tiến sỹ.

Nhà giáo giỏi, công tác lâu năm có thể được phong Phó giáo sư, Giáo sư.

Rất ít những người trẻ tuổi mà có được chức danh này.

Các cử nhân nếu học tiếp cao học (2 năm) sẽ có bằng Thạc sỹ. Sau đó học, nghiên cứu và làm luận án Tiến sỹ (03 - 04 năm).

Như vậy khoảng tầm 30 tuổi là có thể có học vị Tiến sỹ.

Một trong các tiêu chuẩn xét phong hàm Phó Giáo sư, Giáo sư là người đó đã hướng dẫn một số Tiến sỹ.

Có thể nói Phó Giáo sư, Giáo sư là chức danh cao hơn Tiến sỹ.

Tiến Sỹ cần phải học nhiều, chuyên môn sâu.

Nghiên cứu khoa học ở cấp Tiến sỹ phải thể hiện một đóng góp mới vào tri thức cho chuyên ngành

Những người có chức danh Phó Giáo sư, Giáo sư thường làm lâu năm hơn, nên bậc lương cao hơn và cũng có thể giữ chức vụ cao hơn.

Link nội dung: https://tlpd.vn/tien-sy-va-giao-su-ong-nao-to-hon-ong-nao-luong-cao-hon-a36713.html