Virus SARS-CoV-2 xuất hiện, đem lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến toàn cầu. Vì là loại virus mới, chưa từng tồn tại, và thường xuyên biến đổi thành nhiều chủng khác nhau, nên việc điều trị hay điều chế thuốc đặc trị là một thách thức rất lớn. Và đến thời điểm hiện tại, trên thế giới vẫn chưa có thuốc đặc trị để chữa khỏi bệnh. Bên cạnh đó, việc ra đời của vaccine là điều tất yếu.
Vaccine là biên pháp hữu hiệu nhất để phòng chống Covid-19 hiện nay
Vaccine là biện pháp hiệu quả nhất để giảm số ca mắc bệnh đang gia tăng mỗi ngày và giúp cho người mắc bệnh hạn chế những diễn biến nặng khi mắc phải Covid-19. Đây là một loại chế phẩm, có vai trò giúp cơ thể sản sinh các kháng thể đặc hiệu nhằm chủ động bảo vệ, phòng chống Covid-19. Vì vậy, việc tiêm chủng vaccine Covid-19 là điều rất cần thiết, giúp bảo vệ chính bạn, gia đình và cả xã hội.
Và đáp án cho câu hỏi “vaccine Covid-19 có mấy loại?” là:
Hiện nay, tất cả các nhân lực Y tế đang rất nỗ lực trong việc nghiên cứu và điều chế vaccine. Đến nay, thành tựu to lớn là có 23 loại vaccine Covid-19 do các Tổ chức Y tế, Viện nghiên cứu, công ty được cấp phép sử dụng trên toàn thế giới. Ngoài ra, hàng trăm loại vaccine khác đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm để đạt được những kết quả lớn hơn trong quá trình phòng chống Covid-19.
Ở Việt Nam, bên cạnh việc điều trị cho bệnh nhân Covid-19 thì việc tiêm chủng vaccine Covid-19 đang được đẩy mạnh và tỷ lệ số người được tiêm chủng đang ngày càng nâng cao. Vậy vaccine Covid có mấy loại đã được cấp phép bởi Tổ chức Y tế Thế giới mà Việt Nam đang sử dụng để phòng Covid-19? Câu trả lời là có 8 loại vaccine, bao gồm vaccine Abdala của Cuba, BBIBP-CorV của Sinopharm, vaccine Pfizer, vaccine Covaxin của Ấn độ, vaccine Johnson & Johnson, vaccine Moderna, vaccine AstraZeneca, vaccine Sputnik V.
Vaccine AstraZeneca, một trong số những vaccine được tiêm chủng ở Việt Nam
Ở mỗi địa phương, sự phân bố loại vaccine tiêm chủng là khác nhau, điều này phụ thuộc vào ngân hàng vaccine của Nhà nước. Và tất cả các vaccine mà người dân được tiêm chủng đều đảm bảo an toàn và đã qua sự kiểm duyệt nghiêm ngặt của Bộ Y tế. Tiêm vaccine Covid-19 theo từng đợt và ưu tiên tiêm vaccin cho những đối tượng nguy cơ trước. Và khi tiêm vaccine, bạn cần đảm bảo khoảng cách giữa các mũi tiêm.
Đa số mọi người vẫn luôn gặp phải thắc mắc là “Nên tránh ăn gì trước khi tiêm và sau khi tiêm vaccine”. Sau đây là một số lưu ý để giải đáp câu hỏi đó.
Đêm trước ngày tiêm vaccine, hãy ngủ sớm để có một giấc ngủ ngon, đủ giấc giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt.
Trước khi tiêm vaccine, cần ăn uống đầy đủ, tránh bị đói khi tiêm. Điều này dễ dẫn đến tình trạng chóng mặt, hoa mắt hay thậm chí là ngất xỉu.
Không uống rượu, bia hay sử dụng các chất kích thích gây hại cho cơ thể.
Hạn chế sử dụng thức uống chứa caffein như là trà, cà phê, nước tăng lực,…
Sau khi tiêm chủng, bạn có thể bị sốt và mất nước, vì vậy hãy bổ sung nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước và uống thêm nước cam, nước chanh, vitamin C.
Nếu có tình trạng buồn nôn và chán ăn, không nên bỏ bữa ăn, hãy ăn những thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp và chia nhỏ bữa ăn trong ngày để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Sau khi tiêm vaccine Covid-19, cơ thể thường mệt mỏi, nên nghỉ ngơi, bồi bổ sức khỏe, tập các bài thể dục nhẹ nhàng.
Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích gây hại cho sức khỏe.
Không nên uống rượu, bia sau khi tiêm vaccine Covid-19
Nếu xảy ra các trường hợp như sốt cao, mệt mỏi nhiều,… không được tự ý uống thuốc, cách tốt nhất là đưa bệnh nhân đến các Trung tâm Y tế gần nhất để được kiểm tra và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.
Trong tình hình dịch Covid-19 đang lây lan nhanh, mọi người cần chủ động bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình. Vì vậy, không những trước hay sau khi tiêm chủng mà trong mỗi bữa ăn hằng ngày, bạn cần xây dựng thực đơn vừa đa dạng vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhằm nâng cao sức đề kháng trước các tác nhân gây hại.
Khi đi tiêm vaccine Covid-19, bạn cần mang theo giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân hoặc là căn cước công dân. Ngoài ra, nếu bạn đã tiêm các mũi trước, hãy mang theo giấy chứng nhận tiêm vaccine đó.
Để tránh tình trạng chờ tiêm vaccine lâu, bạn nên đi sớm và đi đúng lịch hẹn như đã thông báo. Trong quá trình khai báo, khám sức khỏe sàng lọc trước khi tiêm chủng, hãy khai báo trung thực, nói đúng thể trạng sức khỏe của bản thân. Dựa vào đó, các bác sĩ xem xét và quyết định bạn có được tiêm vaccine Covid-19 hay không.
Khám sức khỏe sàng lọc trước khi tiêm vaccine Covid-19
Trên đây là những giải đáp về “Có bao nhiêu loại vaccine Covid-19?” hay “Có mấy loại vaccine Covid được sử dụng ở Việt Nam”, tầm quan trọng của vaccine Covid trong tình hình dịch hiện nay và những lưu ý khi đi tiêm vaccine. Để bảo vệ sức khỏe cho chính bạn, gia đình và xã hội hãy tuân thủ 5K và đi tiêm vaccine khi có thông báo của Bộ Y tế.
Ngoài ra, nếu bạn có tiếp xúc với các ca mắc Covid-19 hay có các triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 và muốn được xét nghiệm ngay tại nhà. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn và lấy mẫu xét nghiệm tận nơi. Vì vậy, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài sau: 1900 56 56 56 để được hướng dẫn cụ thể.
Link nội dung: https://tlpd.vn/tin-tuc-a36703.html