Vắc xin thủy đậu nếu được tiêm đủ phác đồ có khả năng bảo vệ khỏi nguy cơ mắc bệnh lên đến 88-98%, từ đó cũng phòng ngừa các biến chứng thủy đậu nguy hiểm cho cả trẻ nhỏ lẫn người lớn. Vậy vắc xin thủy đậu tiêm mấy mũi? Ở đâu? Giá bao nhiêu?
BS Phạm Văn Phú - Quản lý Y khoa khu vực Đông Nam Bộ 2, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC: “Thủy đậu rất dễ lây nhiễm cho người chưa được tiêm vắc xin và có thể gây biến chứng nặng, nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết.. cho các đối tượng như trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, người có bệnh lý mạn tính. Tiêm hai liều vắc xin thủy đậu là biện pháp phòng bệnh hiệu quả, tiết kiệm chi phí và bảo vệ lâu dài”.Vắc xin thủy đậu là một chế phẩm sinh học giúp trẻ em, người lớn phòng bệnh và các biến chứng nguy hiểm do virus thủy đậu (Varicella Zoster) gây ra. Vắc xin có khả năng bảo vệ lên đến 98% nếu được tiêm đúng và đủ phác đồ.
Vắc xin thủy đậu được điều chế theo dạng vắc xin sống, giảm độc lực. Trong mỗi liều vắc xin chứa một lượng nhỏ virus thủy đậu đã được xử lý làm yếu và không có khả năng gây bệnh.
Khi tiêm vắc xin thủy đậu, cơ thể sẽ nhận diện các virus đã được làm suy yếu có trong vắc xin và sinh ra kháng thể chống lại mầm bệnh. Nhờ được “tập dượt” từ trước, kháng thể sẽ chống lại mạnh mẽ, hình thành “tấm khiên” chắc chắn, ngăn virus thủy đậu thật xâm nhập trong tương lai, bảo vệ cơ thể không mắc bệnh và gặp các biến chứng.
Thủy đậu là bệnh nhiễm virus cấp tính, đặc trưng với các nốt phồng rộp đi kèm với sốt nhẹ. Ở người có hệ miễn dịch tốt, bệnh có thể tự khỏi sau 10-14 ngày. Tuy nhiên, ở một số người có hệ miễn dịch kém và người chưa tiêm vắc xin thủy đậu, bệnh có thể phát triển thành các biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng.
Khi chưa có vắc xin, thống kê toàn cầu cho thấy hầu hết người trưởng thành đều mắc thủy đậu một lần trong đời từ khi còn nhỏ. Ở các nước ôn đới, tỷ lệ người lớn từng mắc bệnh lên đến 95%.
Trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm thủy đậu trong thai kỳ có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh và 33% không thể sống qua 2 năm đầu đời. Thời gian mẹ mắc thủy đậu càng gần thời điểm sinh, vào 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau sinh, trẻ có nguy cơ càng cao mắc thủy đậu bẩm sinh. Khả năng tử vong của trẻ mắc thủy đậu bẩm sinh lên đến 20%.
Thủy đậu ở trẻ sơ sinh dễ tiến triển với hàng loạt biến chứng nguy hiểm như mất nước, co giật, viêm phổi, viêm gan, viêm màng não, nhiễm trùng thứ phát, hội chứng Reye gây phù nề, tổn thương đa tạng và ngừng thở…
Người lớn ít mắc thủy đậu hơn trẻ nhỏ nhưng khả năng gặp các biến chứng như viêm tai, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm não, viêm thận với biểu hiện tiểu ra máu… lại cao hơn, cần theo dõi điều trị kịp thời. Người lớn chưa từng mắc bệnh và chưa tiêm ngừa đều có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với virus thủy đậu.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, dù khỏi bệnh, virus thủy đậu vẫn tiếp tục trú ngụ hàng chục năm ở tủy sống. Sau đó, khi miễn dịch của cơ thể suy yếu, virus tái hoạt động phát bệnh thành Zona thần kinh. Khoảng 15% người lớn tuổi từng mắc bệnh thủy đậu khi còn nhỏ sẽ mắc Zona thần kinh. Bệnh gây đau nhức, nổi mụn nước, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Cơ thể không có miễn dịch tự nhiên với virus thủy đậu. Vì vậy, vắc xin là biện pháp phòng bệnh duy nhất có thể đem lại miễn dịch vững vàng trước sự tấn công của mầm bệnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra, tiêm đúng và đủ phác đồ, vắc xin thủy đậu mang lại hiệu quả bảo vệ lên đến 88-98%. Vắc xin hiện tiêm được cho trẻ từ 9 tháng tuổi đến người lớn.
Sau khi vắc xin được phổ biến, số ca nhiễm và nhập viện vì thủy đậu đã giảm mạnh ở nhiều nước. Đơn cử như ở Mỹ, theo thống kê của CDC, trước khi có vắc xin, có hơn 4 triệu người mắc và khoảng 13.000 người phải nhập viện vì thủy đậu vào đầu những năm 1990. Trong đó, con số tử vong mỗi năm rơi vào khoảng 100-150 người. Sau 25 năm đưa vào sử dụng từ năm 1995, vắc xin đã ngăn chặn khoảng 91 triệu ca nhiễm, hơn 200.000 người nhập viện và 2.000 ca tử vong vì thủy đậu. [1]
Phụ nữ chuẩn bị mang thai tiêm ngừa vắc xin thủy đậu không chỉ phòng nhiễm bệnh trong thai kỳ mà còn giảm thiểu rủi ro trẻ sinh ra mắc thủy đậu sơ sinh và bẩm sinh. Chưa kể, kháng thể thủy đậu từ mẹ có thể truyền sang con thông qua nhau thai, cuống rốn và sữa mẹ. Đây là nguồn miễn dịch quý giá, giúp trẻ phòng được thủy đậu trong những tháng đầu đời, khi chưa đến thời điểm tiêm ngừa vắc xin thủy đậu.
Vì vậy, trẻ em và người lớn chưa từng mắc bệnh cần được tiêm ngừa vắc xin thủy đậu. Vắc xin không chỉ bảo vệ khỏi mắc bệnh và các biến chứng nguy hiểm mà còn hạn chế khả năng lây nhiễm cho người khác và cộng đồng, đặc biệt là người có nguy cơ cao.
Vắc xin Varivax được nghiên cứu phát triển bởi Tập đoàn Merck Sharp and Dohme (MSD - Mỹ). Phác đồ tiêm bao gồm 2 mũi, tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến người lớn. Phác đồ tiêm theo độ tuổi như sau:
Phác đồ tiêm vắc xin Varivax (Mỹ) Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi Trẻ em từ 13 tuổi trở lên và người lớn Áp dụng lịch tiêm 02 mũi:Vắc xin Varilrix được nghiên cứu phát triển bởi Tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học Glaxosmithkline (GSK - Bỉ). Phác đồ tiêm bao gồm 2 mũi, tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi đến người lớn. Phác đồ tiêm theo độ tuổi như sau:
Phác đồ tiêm vắc xin Varilrix (Bỉ) Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi Trẻ em từ 13 tuổi trở lên và người lớn Áp dụng lịch tiêm 02 mũi:Vắc xin Varicella được nghiên cứu sản xuất bởi Công ty Green Cross - Hàn Quốc. Phác đồ tiêm bao gồm 2 mũi, tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến người lớn. Phác đồ tiêm theo độ tuổi như sau:
Phác đồ tiêm vắc xin Varicella (Hàn Quốc) Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi Trẻ em từ 13 tuổi trở lên và người lớn Áp dụng lịch tiêm 02 mũi:⇒ Xem thêm: Vắc xin thủy đậu tiêm 1 mũi có được không? Có giảm tác dụng không?
Người có tiền sử dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của vắc xin hoặc đang gặp các trường hợp suy giảm miễn dịch không nên tiêm ngừa vắc xin. Cụ thể các nhóm không nên tiêm vắc xin thủy đậu:
Các phản ứng sau tiêm vắc xin thủy đậu thường nhẹ và rất hiếm gặp các trường hợp nặng.
Các phản ứng thường gặp nhất của vắc xin thủy đậu có thể tự khỏi sau 1-2 ngày, bao gồm:
Các phản ứng nặng như sốc phản vệ, dị ứng nặng vẫn có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin. Tuy nhiên, tỷ lệ gặp phải rất thấp, xảy ra ở khoảng 1 trên 1 triệu người được tiêm vắc xin thủy đậu.
⇒ Bạn nên xem thêm: 4 phản ứng phụ sau khi tiêm ngừa thủy đậu và cách xử lý an toàn.
Là trung tâm tiêm chủng cho trẻ em và người lớn hàng đầu Việt Nam, VNVC luôn cam kết cung cấp vắc xin thủy đậu và các vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm khác với chất lượng cao nhất, an toàn, giá bình ổn.
Giá các loại vắc xin thủy đậu hiện đang được áp dụng tại VNVC:
STT Tên vắc xin Xuất xứ Đối tượng Giá bán lẻ 1 Vắc xin Varivax Mỹ Trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch. 996.000 đồng/liều 2 Vắc xin Varilrix Bỉ Trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch. 945.000 đồng/liều 3 Vắc xin Varicella Hàn Quốc Trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch. 700.000 đồng/liềuTất cả vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng với số lượng lớn, tránh được tình trạng thiếu, hết vắc xin kể cả trong bối cảnh nhiều nơi “khan, hiếm” vắc xin.
VNVC là một trong số ít đơn vị đầu tư hệ thống kho lạnh bảo quản vắc xin đạt chuẩn GSP quốc tế (Good Storage Practices), và hệ thống dây chuyền lạnh (cold chain) khép kín, hiện đại, quy mô lớn, đảm bảo duy trì nhiệt độ bảo quản ổn định từ 2 - 8 độ C từ kho lạnh đến phòng tiêm theo đúng chuẩn yêu cầu của nhà sản xuất, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Trẻ em và người lớn đến tiêm vắc xin tại hàng trăm trung tâm tiêm chủng VNVC nói chung và vắc xin thủy đậu nói riêng sẽ được khám sàng lọc trước tiêm và hưởng nhiều tiện ích miễn phí khác đi kèm. Mỗi khách hàng sẽ được chỉ định phác đồ tiêm phù hợp với thể trạng của từng cá nhân.
VNVC sở hữu đội ngũ hơn 6.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu, luôn thực hiện vận hành, giám sát, đối chiếu chất lượng vắc xin theo nguyên tắc 03 đúng “ĐÚNG loại vắc xin - ĐÚNG đường tiêm - ĐÚNG liều lượng sử dụng” theo quy định của cơ quan y tế chuyên môn có liên quan.
100% khách hàng đều được theo dõi sau tiêm tại trung tâm ít nhất 30 phút. Tổng đài hoạt động 24/7 sẵn sàng tư vấn, hướng dẫn theo dõi tại nhà. VNVC cũng tổ chức nhắc lịch tiêm miễn phí thông qua tin nhắn điện thoại, giúp khách hàng tiêm đúng lịch, đúng phác đồ tiêm.
30 phút đầu sau tiêm tại cơ sở tiêm chủng là thời gian vàng để phát hiện các phản ứng sớm và nặng sau tiêm. Phụ huynh cần cho bé chờ tại trung tâm tiêm chủng ngay sau tiêm để được hỗ trợ xử lý kịp thời khi gặp các phản ứng nặng.
48 tiếng sau tiêm tại nhà:
Thủy đậu lây trực tiếp qua đường hô hấp và gián tiếp thông qua dịch tiết của các nốt phồng rộp bám trên vật dụng sinh hoạt. Vì vậy, thủy đậu rất dễ lây lan. Tránh tiếp xúc với người nghi nghiễm hoặc đã có biểu hiện bệnh giúp giảm thiểu đáng kể khả năng nhiễm bệnh.
Theo Cục Y tế dự phòng, người sống chung với người mắc thủy đậu có 70-90% nguy cơ nhiễm bệnh. Vì vậy, khi gia đình có người nhiễm bệnh, cần cách ly và hạn chế tiếp xúc trực tiếp trong khoảng cách gần.
Khi tiếp xúc, người bệnh lẫn người chăm sóc cần mang khẩu trang và găng tay nếu phải chạm vào các nốt phồng rộp để thoa thuốc.
⇒ Tìm hiểu thêm: Thủy đậu lây qua đường nào? Lỡ tiếp xúc với người bệnh phải làm gì?
Do thủy đậu cũng lây nhiễm thông qua chất tiết từ các nốt phồng rộp, các vật dụng cá nhân của người bệnh cần được vệ sinh sạch sẽ. Khăn tắm, chăn ga, đồ dùng ăn uống… của người bệnh cần được lau rửa cẩn thận, không dùng chung với người khác trong thời gian mắc bệnh.
Người không nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc gần với người bệnh cần lưu ý giữ gìn vệ sinh cá nhân. Các cách cần áp dụng và tạo thành thói quen như rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn sau khi đi đến nơi đông người, chạm, sờ vào các bề mặt nơi cộng đồng, nhiều người sử dụng; tắm rửa sạch sẽ; thay quần áo, đồ dùng cá nhân thường xuyên.
Virus thủy đậu dễ chết bởi các chất sát khuẩn thông thường. Nhưng nếu môi trường không được vệ sinh thường xuyên, thông thoáng, virus thủy đậu có thể tồn tại được vài ngày trong các vảy mụn ở người bệnh và trong không khí.
Ngoài đồ dùng cá nhân trong sinh hoạt, ăn uống cần được vệ sinh. Đối với người mắc thủy đậu, vật dụng có thể bám nước bọt hoặc dịch từ nốt thủy đậu nên tuyệt đối dùng riêng như ly uống nước, chén đũa muỗng, khăn tắm, bàn chải đánh răng, ga trải giường, quần áo, đồ lót…
Rác thải của người bệnh cần được thu gom, xử lý gọn gàng, ngăn nắp.
Giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, nhiều ánh sáng tự nhiên, ít bụi bẩn không chỉ tránh việc lây nhiễm mà còn tốt cho quá trình hồi phục của người bệnh.
Virus thủy đậu lây nhiễm chính thông qua đường hô hấp, chính vì vậy hạn chế tiếp xúc với nước bọt, tia bắn từ người bệnh là cách phòng bệnh hiệu quả. Người bệnh cần được cách ly, không đến nơi đông người khi đang nhiễm bệnh. Người chăm sóc, tiếp xúc gần cần giữ khoảng cách và đeo khẩu trang, găng tay khi đến gần người bệnh. Cần khử trùng tay và các bộ phận nghi dính phải các giọt bắn từ người nhiễm bệnh.
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường và củng cố hệ miễn dịch. Khi tiêu thụ thức ăn, cần chú ý: ăn đa dạng thực phẩm, tránh tình trạng thiếu chất; tăng cường tiêu thụ vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch một cách tự nhiên; bổ sung kẽm vốn là khoáng chất quan trọng của hệ miễn dịch; đảm bảo lượng protein mỗi ngày vì đây là thành phần quan trọng nhất của hệ miễn dịch; hạn chế tiêu thụ tinh bột và đường vì có thể làm yếu đi hệ miễn dịch.
KHÔNG. Hiện, các loại vắc xin thủy đậu được cấp phép tiêm chủng tại Việt Nam đều chỉ định cho người chưa từng nhiễm bệnh. Vắc xin không mang lại hiệu quả bảo vệ với người đã từng nhiễm bệnh. Vì vậy, tiêm vắc xin thủy đậu sớm, trước khi nhiễm bệnh là các phòng ngừa hiệu quả và duy nhất giúp cơ thể sinh được miễn dịch trước khi phơi nhiễm với virus thủy đậu.
Tất cả vắc xin đều được chứng minh có khả năng cao bảo vệ khỏi nhiễm bệnh và các biến chứng nguy hiểm. Các vắc xin đều được chỉ định không tiêm cho phụ nữ mang thai và cần ngừa thai ít nhất 3 tháng sau khi tiêm ngừa. Chính vì vậy, tùy vào độ tuổi, nhu cầu tiêm chủng và điều kiện kinh tế gia đình mà bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 loại vắc xin phòng thủy đậu hiện có là vắc xin Varivax (Mỹ), Varilrix (Bỉ), Varicella (Hàn Quốc).
Bên cạnh đó, bất kỳ thắc mắc nào về vắc xin nói chung và vắc xin thủy đậu nói riêng, vắc xin thủy đậu tiêm mấy mũi? Tiêm khi nào? Tiêm ở đâu? Giá cả bao nhiêu? khách hàng có thể liên hệ tổng đài VNVC để được hỗ trợ và tư vấn. Hotline: 028 7102 6595.
Link nội dung: https://tlpd.vn/vac-xin-thuy-dau-tiem-may-mui-o-dau-gia-bao-nhieu-a36198.html