Nhắc đến các món ăn vặt ngon chắc hẳn không thể thiếu bánh tráng trộn. Món ăn này có nguồn gốc từ Tây Ninh sau này lan rộng ra nhiều tỉnh thành khác. Có nhiều cách làm bánh tráng trộn khác nhau, người Sài Gòn chuộng bánh tráng trộn với các loại topping như xoài xanh, trứng cút, khô bò. Người miền Trung thì có phiên bản bánh tráng với muối tôm cay xé lưỡi…
Bánh tráng trộn với các loại nguyên liệu ăn rất ngon
Tùy vào sở thích của mỗi người mà chọn phiên bản bánh tráng trộn khác nhau. Trong bài viết này, Bếp Eva sẽ chia sẻ đến bạn công thức làm món ăn vặt siêu ngon này cực đơn giản mà không cần phải chế biến quá cầu kỳ.
- Bánh tráng chọn loại có màu trắng ngà ngà, không trắng quá.
- Bánh phải có độ mềm dẻo để khi cắt không bị gãy vụn, bề mặt không xuất hiện các đốm li ti bất thường.
- Muối tôm Tây Ninh chất lượng chọn loại có màu vàng, các hạt muối không bị lẫn tạp chất, ăn có vị cay mặn vừa phải, không có mùi lạ.
Nguyên liệu chuẩn thì bánh tráng trộn mới ngon
- Bò khô chọn những loại có sợi dài, to, sáng màu, có độ dẻo dai và khô ráo.
- Rau răm ăn kèm phải tươi, trứng cút được lựa chọn kỹ càng tránh mua phải trứng để lâu.
- 1 xấp bánh tráng khô (loại tròn màu trắng)
- 10 quả trứng cút
- 5g ruốc heo
- 40g thịt bò khô xé sợi
- 1 quả xoài xanh
- 50g hành tím
- 50g hành lá
- 50g rau răm
- 50g đậu phộng
- 3 - 5 quả quất
- Sa tế tôm, đường
- Muối Tây Ninh
Những nguyên liệu cơ làm món bánh tráng trộn
Bánh tráng cắt thành từng miếng hình chữ nhật, kích thước vừa ăn. Không nên cắt nhỏ quá sẽ bị vụn, cắt to quá sẽ khó ăn.
Cắt bánh tráng
- Xoài rửa sạch, gọt bỏ vỏ rồi bào thành từng sợi dài để riêng.
- Rau răm nhặt rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ.
Rau răm thái nhỏ, xoài bào sợi
- Hàm tím bóc vỏ, thái lát mỏng. Bắc chảo lên bếp đun nóng già rồi cho hành vào phi vàng, vớt ra.
- Hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Cho vào chảo dầu đang sôi đảo đều, tắt bếp, đổ ra nga.
Làm mỡ hành
- Trúng cút rửa sạch, cho vào luộc chín. Bóc vỏ trứng rồi cắt đôi quả trứng.
Trứng cút bổ đôi
- Đậu phộng cho vào rang chín. Loại bỏ hết vỏ. Giã dập.
Rang và giã đậu phộng
- Cho vào bát 2 thìa canh đường, 2 thìa canh muối tôm, 2 thìa canh nước tắc, 1 thìa canh sa tế rồi trộn thật đều.
Nước sốt bánh tráng
- Cho bánh tráng, xoài xanh, rau răm, thịt bò xé sợi, ruốc heo, trứng cút, hành lá phi, hành tím phi, đậu phộng vào 1 tô.
- Cho toàn bộ phần nước sốt vào, trộn đều tay là được.
Trộn đều để bánh tráng ngấm gia vị
Bánh tráng trộn vị mặn, ngọt, chua, cay đậm đà kết hợp với sợi bò dai, sợi bánh tráng dai dai, cân bằng vị giữa xoài, rau răm, bùi bùi của lạc rang... vô cùng hấp dẫn.
Bánh tráng trộn là món ăn vặt, các bạn có thể làm bất cứ lúc nào để ăn.
Món bánh tráng thơm ngon
Nếu không thích có sự góp mặt của quá nhiều loại topping thì bạn hoàn toàn có thể thử làm món bánh trộn sa tế này.
- Bánh tráng: 150g
- Sa tế: 2 thìa (tùy vào khả năng ăn cay mà có thể tăng lên hoặc giảm đi)
- Tỏi phi: 1 bát con
- Hành phi: 1 bát con
- Muối tây ninh: 1 thìa
Nguyên liệu cần có để làm bánh tráng trộn
- Bánh tráng mua về bạn đem cắt thành những sợi dài đều. Chiều rộng của sợi bánh tráng bằng khoảng 1 ngón tay. Hoặc bạn có thể cắt vuông tùy theo ý thích.
Cắt nhỏ bánh tráng
Để bánh tráng dễ ngấm gia vị và không bị vỡ vun khi trộn, bạn cần làm ẩm bánh.
- Dùng bình xịt xịt nước lọc lên khắp bề mặt bánh tráng đã cắt.
- Chú ý, không nên xịt quá nhiều nước dễ khiến bánh bị mềm quá, không giữ được độ dai.
Trộn bánh tráng với muối tôm và các loại gia vị
- Lần lượt cho các loại gia vị đã chuẩn bị vào bánh tráng gồm: 2 thìa sa tế, 1 thìa muối tây ninh sau đó trộn đều lên.
- Nếm thử xem bánh tráng đã vừa miệng chưa thì gia giảm cho phù hợp.
- Rắc hành phi, tỏi phi lên trên và trộn thêm 1 lần nữa.
Hoàn thành món bánh tráng trộn thơm ngon
- Gắp bánh tráng ra đĩa rồi thưởng thức thôi nào.
- Bánh tráng mềm mềm, dẻo dẻo thấm đẫm vị sa tế và muối tôm. Khi ăn bạn cảm nhận rõ vị ngọt của bánh tráng, cay cay của sa tế, đậm đà từ muối tôm và giòn giòn thơm thơm của hành phi.
Với những người ăn cay kém mà vẫn thích bánh tráng trộn thì chắc chắn không thể bỏ qua công thức sau đây.
- Bánh tráng: 150g
- Hành lá: 1 bó
- Hành tím: 15 củ
- Muối tôm: 2 thìa
- Dầu ăn: 250ml
Hành lá, muối tôm là gia vị không thể thiếu
Cách làm bánh tráng trộn này không khó.
- Bánh tráng cắt thành miếng vừa ăn. Bạn có thể cắt dài hoặc cắt vuông tùy theo sở thích.
- Hành tím bóc vỏ thái miếng mỏng. Hành lá bỏ rể, rửa sạch, thái nhỏ.
Hành lá thái nhỏ, bánh tráng cắt miếng
- Bắc chảo sạch lên bếp, thêm vào đây khoảng 100ml dầu ăn sau đó đun cho nóng.
- Dầu sôi, bạn thả hành tím đã thái mỏng vào phi thật thơm.
- Khi hành tím ngả vàng, bạn tắt bếp rồi múc hành phi ra 1 chiếc bát.
Phi hành
- Vẫn sử dụng lại dầu đã chiên hành, bạn đun nóng dầu trở lại rồi trút dầu vào bát hành lá đã cắt nhỏ.
- Dùng thìa đảo liên tục để phần hành chín đều, tỏa mùi thơm.
Trộn bánh tráng
- Cho 2 thìa muối tôm, mỡ hành, hành phi vào bát đựng bánh tráng.
- Dùng tay trộn đều hỗn hợp bánh tráng để các nguyên liệu quyện vào nhau.
- Quan sát thấy mỡ hành, muối tôm bám đều lên mặt bánh tráng là được.
Hoàn thiện món ăn vặt thơm ngon
- Gắp bánh tráng trộn ra đĩa rồi đem đi thưởng thức.
- Bánh tráng thấm gia vị ăn rất đậm đà. Phần bánh tráng dẻo dẻo đậm vị muối tôm, hành phi giòn giòn, mỡ hành béo ngậy ăn cực kỳ bon miệng.
- Bánh tráng: 150g
- Muối tôm Tây Ninh: 1 thìa
- Quất (tắc): 2 quả
- Tỏi: 2 củ
- Dầu ăn
Các nguyên liệu cần có
Bánh tráng mua về bạn cắt thành từng miếng vừa ăn. Có người thích cắt thành từng sợi, cũng có người cắt thành miếng vuông, chữ nhật.
Tùy theo sở thích mà bạn cắt bánh tráng cho phù hợp.
Khác với những cách làm bánh tráng trước, ở công thức này, bạn sử dụng tỏi phi thay cho hành phi.
- Tỏi khô bóc vỏ, băm thật nhuyễn.
Phi tỏi thật thơm
- Bắc chảo lên bếp rồi thêm dầu ăn vào đun nóng.
- Trút tỏi băm vào phi thơm.
- Khi tỏi vàng thì vớt ra để cho ráo dầu.
- Cho bánh tráng đã cắt miếng vào bát tô lớn. Thêm 1 thìa muối tôm Tây Ninh, phần tỏi phi rồi trộn đều cho vừa miệng.
- Quất vắt lấy nước rồi đem trộn cùng 1 thìa dầu vừa phi tỏi ở bước 2.
- Rưới hỗn hợp quất, dầu tỏi này lên trên bánh tráng sau đó trộn đều để nguyên liệu ngấm gia vị.
Bánh tráng sau khi trộn xong
- Gắp bánh tráng trộn ra đĩa sau đó rắc tỏi phi lên bên trên và thưởng thức.
Bánh tráng trộn kiểu này đơn giản lại thơm ngon. Phần bánh tráng sau khi hoàn thành sẽ có màu hơi vàng nâu. Phần muối tôm và tỏi phi áo 1 lớp mỏng trên bề mặt bánh tráng.
Khi ăn, bạn cảm nhận được độ dẻo thơm, đậm đà của các loại gia vị, chua chua từ quất và cay nhẹ từ muối tôm cực kỳ lạ miệng.
Thêm một công thức bánh tráng trộn dễ làm khác dành cho những người thích ăn các món chua chua, cay cay.
- Bánh tráng: 200g
- Hành tím: 10 củ
- Muối tôm Tây Ninh: 1.5 thìa
- Tỏi: 3 củ
- Ớt
- Quất
- Dầu ăn, dầu điều
- Hạt nêm
Dầu điều sẽ giúp món ăn thêm phần hấp dẫn
Bản chất của bánh tráng là rất giòn vì thế khi mua về bạn đem cắt thành miếng vừa ăn sau đó xịt nước lên trên bề mặt để bánh ẩm, như thế khi trộn sẽ ngấm gia vị hơn.
- Hành tỏi bóc vỏ. Hành thái miếng mỏng. Tỏi đập dập băm nhỏ. Ớt tươi bỏ hạt, băm nhuyễn.
Phi hành, tỏi thật thơm
- Bắc chảo lên bếp rồi đun thật nóng. Cho phần hành đã thái miếng vào phi thơm sau đó vớt ra bát cho ráo dầu.
- Đợi dầu nguội, bạn lại bắc lên đun nóng 1 lần nữa rồi trút tỏi và ớt băm vào phi vàng. Cho thêm 1 chút dầu điều và hạt nêm để hỗn hợp đậm đà. Không đun quá lâu kẻo tỏi cháy sẽ gây đắng.
Tương tự như các cách làm bánh tráng trộn trước, bạn lần lượt cho vào bát bánh tráng 1.5 thìa muối tôm, 1 chút dầu hành phi, hành phi, dầu tỏi ớt phi, nước quất rồi trộn đều tất cả lên.
Bánh tráng cay cay cực kỳ ngon
Bánh tráng sau khi trộn xong rất hấp dẫn. Phần bánh tráng được áo một lớp màu điều đỏ đẹp. Hành, tỏi, ớt phi bám đều lên trên bề mặt giúp món ăn bắt mắt hơn.
Khi ăn, bạn cảm nhận được phần bánh dẻo dai, đậm đà, thơm ngon. Hành tỏi phi giòn giòn, muối tôm cay cay ăn rất thích.
- Công thức pha nước sốt bánh tráng trộn tỷ lệ 1:1, các bạn có thể cho thêm sốt me để làm tăng hương vị.
- Bánh tráng trộn có thể thêm các loại như mực khô, tôm khô... theo sở thích.
- Không nên để bánh tráng trộn qua đêm, không bảo quản trong tủ lạnh. Nên trộn ăn hết trong ngày.
- Gia giảm lượng gia vị theo sở thích. Tránh cho quá cay vì như thế sẽ rất khó ăn và vị cay tê khiến cho bạn không thể thưởng thức trọn vẹn hương vị của món ăn.
Thông thường, một phần bánh tráng trộn có thể để được khoảng 3 - 5 ngày nếu bảo quản đúng cách.
Một số lưu ý khi bảo quản bánh tráng trộn:
- Để riêng các nguyên liệu không trộn bánh trước vì như thế dễ khiến bánh bị ỉu, dính vào nhau không ngon.
- Cho bánh tráng và các nguyên liệu vào trong ngăn mát của tủ lạnh.
- Với bánh đã trộn rồi thì cho vào hộp kín, đậy nắp lại và cho vào tủ lạnh. Lưu ý, với bánh tráng đã trộn thì chỉ nên để tối đa là 4 tiếng.
- Không nên để bánh tráng trộn ở ngoài môi trường quá lâu vì như thế sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập dễ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Ngoài việc học cách làm bánh tráng trộn thì bạn có thể chiêm ngưỡng loạt ảnh siêu hấp dẫn về món ăn này ngay sau đây.
Bánh tráng trộn muối tôm thơm ngon
Bánh tráng trộn cùng trứng cút lòng đào
Trộn bánh tráng cùng muối tôm, sa tế
Bánh tráng trộn thập cẩm (Ảnh: Ruahaman)
Bánh tráng thêm “topping” thịt băm cũng cực kỳ hấp dẫn
Một bịch bánh tráng trộn truyền thống
Phần bánh tráng trộn mỡ hành
Da heo, da gà chiên cũng được dùng làm topping cho món bánh tráng trộn
Cách làm bánh tráng trộn với khô gà cũng khá phổ biến
Một đĩa bánh tráng trộn thơm ngon
Một phiên bán khác của món bánh tráng
Chua chua, cay cay, thơm mềm bánh tráng trộn theo cách truyền thống
Bịch bánh tráng mang về
Khô bò, khô mực cũng được thêm vào bánh tráng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100g bánh tráng trộn sẽ chứa khoảng 300 calo. Tùy vào loại bánh tráng phù hợp mà lượng calo sẽ khác nhau. Do đó, khi ăn bạn cần cân nhắc để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, cân nặng.
Mong rằng với các cách làm bánh tráng trộn và hướng dẫn sử dụng, bảo quản bánh tráng mà Bếp Eva vừa chia sẻ, bạn đã có thêm một món ăn vặt để chiêu đãi bản thân, bạn bè và người thân trong gia đình. Chúc thành công!
Link nội dung: https://tlpd.vn/5-cach-lam-banh-trang-tron-ngon-tai-nha-voi-cong-thuc-pha-nuoc-sot-don-gian-a36194.html