Chuyển mùa là thời điểm các tác nhân xấu bên ngoài môi trường sinh sôi và tác động mạnh mẽ đến sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Thời điểm này, nhiệt độ thay đổi đột ngột và thất thường, kéo theo sự tăng vọt độ ẩm không khí dẫn đến gia tăng sự phát triển của các loại virus và vi khuẩn có hại. Điều này có thể gây nên các bệnh thường gặp ở trẻ khi hệ miễn dịch và hệ thống cơ quan chưa phát triển hoàn thiện.
Có 2 dạng viêm tai mà bố mẹ cần lưu ý là Viêm tai ngoài và viêm tai giữa:
Viêm tai ngoài là hiện tượng lớp da mỏng ở phần khoang tai (tính từ bên ngoài tai vào sâu đến màng nhĩ) bị nhiễm trùng.
Đau nhức tai là biểu hiện phổ biến của bệnh viêm tai ở trẻ
Viêm tai giữa là một trong các bệnh thường gặp ở trẻ em. Đây là hiện tượng viêm cấp tính phần giữa màng nhĩ và hốc xương tai do ứ đọng dịch, dẫn đến nhiễm trùng.
Nhiệt độ không khí giảm khi giao mùa kèm theo đường hô hấp ở trẻ con khá ngắn và chưa có phần lông nhu sưởi ấm khiến không khí lạnh đi trực tiếp vào hệ thống hô hấp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm thanh quản. Khi hệ thanh quản bị không khí lạnh tràn vào, vi khuẩn và virus cũng dễ dàng xâm nhập và gây nên các triệu chứng sưng viêm dây thanh quản.
Khi các dây thanh quản bị sưng, viêm sẽ gây ra các biểu hiện như ho khan và khàn tiếng. Hơn nữa, nếu trẻ nhỏ hay la hét dẫn đến kích ứng dây thanh và hộp thoại, các triệu chứng sưng viêm sẽ càng nặng hơn.
Viêm thanh quản gây nhiều trở ngại khi giao tiếp
Virus được xem là tác nhân hàng đầu gây nên các bệnh thường gặp ở trẻ. Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh tay chân miệng là do virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 sống ở đường tiêu hóa gây nhiễm trùng.
Xem thêm: Mua bảo hiểm cho bé loại nào tốt?
Trẻ em có hệ thống miễn dịch còn non yếu, chưa có khả năng chống lại tác động của virus sẽ dễ dàng mắc bệnh. Khi tiếp xúc với những người bị tay chân miệng, trẻ có thể bị lây bệnh. Bệnh thường phát triển mạnh vào thời điểm không khí nóng ẩm vào các mùa xuân, hè và thu.
Biểu hiện thường thấy của bệnh: Sốt cao, kém ăn, đau bụng, ho, buồn nôn, loét miệng, trong khoang miệng xuất hiện những nốt đỏ.
Tay chân miệng là bệnh có tính chất lây lan mạnh
Môi trường có độ ẩm cao hay thời tiết thay đổi đột ngột là điều kiện phát triển thuận lợi cho các bệnh thường gặp ở trẻ nói chung và bệnh đau mắt đỏ nói riêng. Trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh có thể do bị lây nhiễm từ người bệnh hoặc sự nhiễm trùng bởi các loại virus - vi khuẩn sau đây:
Biểu hiện thường thấy ở đa số bệnh nhân là hiện tượng đỏ mắt, mí mắt sưng nề, mọng hay mắt nhiều dử.
Đau mắt đỏ ở trẻ em do tiếp xúc với nguồn bệnh
Sởi là loại bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi tiếp xúc với dịch tiết mũi - họng của người bị bệnh trong không khí, virus sởi sẽ chui vào đường hô hấp và gây ra bệnh.
Khi thấy bất kỳ các triệu chứng nào dưới đây, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được điều trị:
Nếu không được điều trị đúng lúc, bệnh có thể tiến triển và gây nên các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm tai giữa hay viêm màng não.
Đặc điểm dễ thấy nhất của bệnh sởi là phát ban
Bệnh Thủy đậu hay còn gọi là Trái rạ là loại bệnh truyền nhiễm thường gặp nhất ở trẻ em, khi mà hệ miễn dịch non yếu của trẻ không thể sinh kháng thể với virus gây bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh là do khi tiếp xúc với người bệnh, virus thủy đậu sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua hệ hô hấp.
Bệnh thủy đậu gây nổi mẩn ngứa khắp cơ thể
Các triệu chứng của bệnh có thể bị nhầm lẫn với Sởi - 1 trong các bệnh thường gặp ở trẻ. Các triệu chứng thường gặp của bệnh:
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng thần kinh về sau. Để phòng tránh bệnh thủy đậu, cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm Vaccine theo hướng dẫn của các trung tâm y tế uy tín.
Hy vọng với bài viết trên, các bậc làm cha mẹ đã biết được các biểu hiện và nguyên nhân của các bệnh thường gặp ở trẻ. Từ đó, cha mẹ sẽ có cách giúp con trẻ tránh khỏi những tác nhân gây bệnh.
Link nội dung: https://tlpd.vn/6-loai-benh-thuong-gap-o-tre-bo-me-nen-biet-de-phong-tranh-cho-con-a35985.html