Các bệnh lý thần kinh ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động, sức khỏe của con người. Vì thế, khám nội thần kinh được khuyến cáo thực hiện khi có các triệu chứng cho thấy sự thay đổi bất thường trong hành vi, suy nghĩ như:
Người thường xuyên bị đau đầu nên khám nội thần kinh định kỳ
- Đau nửa đầu, có thể kèm theo buồn nôn; nhạy cảm đối với mùi hương, âm thanh hoặc ánh sáng.
- Xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội mạn tính.
- Nhiều vùng của cơ thể cảm thấy tê buốt, kiến bò, châm chích,...
- Khó khăn trong việc giữ thăng bằng, thực hiện động tác phối hợp.
- Tê, yếu nhiều bộ phận của cơ thể.
- Có sự bất thường đối với các giác quan: khứu giác, thính giác, thị giác.
- Bỗng nhiên hay bị nói lắp.
- Cảm thấy lú lẫn, hay quên, ghi nhớ kém.
- Động kinh, run mạnh, co giật.
- Thường xuyên bị chóng mặt, bất tỉnh đột ngột.
- Bị đau đầu chưa xác định được căn nguyên.
Khám nội thần kinh là khám gì được rất nhiều người quan tâm vì đại đa số mọi người chưa hiểu rõ về chuyên khoa này. Hệ thần kinh ngoại vi và trung ương cấu thành nên hệ thần kinh nên khi có vấn đề bất thường tại đây thì mọi giác quan, vận động, cảm xúc,... đều bị ảnh hưởng.
Bệnh nhân được bác sĩ giải thích khám nội thần kinh là khám gì trước khi thực hiện thăm khám
Khoa nội thần kinh theo dõi và điều trị hơn 600 loại bệnh khác nhau tác động đến các yếu tố thần kinh, có thể dùng thuốc để điều trị. Vậy khám nội thần kinh là khám gì?
Hầu hết cơ sở y tế có chuyên khoa Nội thần kinh sẽ khám các vấn đề sau:
- Thăm khám lâm sàng
Bác sĩ hỏi về tiền sử bệnh liên quan đến các yếu tố thần kinh ở người bệnh, tiền sử gia đình, kiểm tra khả năng thực hiện chức năng đối với các bộ phận thần kinh.
- Xét nghiệm cận lâm sàng
+ Xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc chất dịch khác cơ thể: chẩn đoán và đánh giá mức độ bệnh đồng thời theo dõi hiệu quả của việc dùng thuốc điều trị bệnh.
+ Xét nghiệm di truyền: thực hiện ở những bệnh nhân có tiền sử gia đình về bệnh thần kinh để tìm gen gây rối loạn.
+ Điện não đồ: theo dõi hoạt động điện của não. Phương pháp khám này chẩn đoán rối loạn chuyển hóa, tình trạng co giật, viêm hoặc nhiễm trùng làm tác động tới khả năng hoạt động của não.
+ Điện cơ (EMG): chẩn đoán rối loạn cơ, tế bào thần kinh vận động, chèn ép thần kinh cột sống và hệ thần kinh. EMG ghi lại hoạt động điện bên trong cơ bắp, nếu kết quả bất thường thì khả năng cao xảy ra tổn thương ở hệ thần kinh hoặc cơ.
Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định chụp CT-Scanner khi khám nội thần kinh
- Chẩn đoán hình ảnh
+ Chụp cắt lớp vi tính (CT-Scanner): dùng tia X để tạo ra hình ảnh hai chiều của bộ phận cần chụp. Kết quả thu được sẽ giúp bác sĩ có thông tin về vùng não bị ảnh hưởng.
+ Chụp cộng hưởng từ (MRI): đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh quan trọng giúp thu được hình ảnh toàn diện của não bộ, mạch máu não và các mô mềm quanh não, để có thể giúp bác sĩ phát hiện ra các tổn thương não.
+ Chụp cắt lớp phát xạ (PET): cho hình ảnh 2 - 3 chiều về hoạt động của não. Phương pháp này phát hiện và làm cho khối u trở nên nổi bật, thấy được lưu lượng máu cũng như đo được chuyển hóa xảy ra ở mô và tế bào.
+ Chụp cắt lớp phát xạ đơn photon (SPECT): dùng hình ảnh hạt nhân để thu được kết quả về chức năng não.
Nếu vẫn băn khoăn khám nội thần kinh là khám gì thì bạn cần biết thêm tác dụng của nội dung khám này. Thông qua việc khám nội thần kinh, các bệnh lý sau đây sẽ được chẩn đoán và điều trị tích cực:
- Bệnh đau đầu.
- Đau vai gáy.
- Đau thắt lưng hông.
- Rối loạn tiền đình.
- Chóng mặt vì thiếu máu não.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Dây thần kinh số 7 bị liệt.
- Chẩn đoán liệt nửa người.
- Bệnh sa sút trí tuệ do căn nguyên mạch máu.
- Bệnh rối loạn vận động.
- Bệnh động kinh.
- Viêm đa dây thần kinh, viêm não tủy, xơ cột bên teo cơ,...
- Nhiễm trùng thần kinh.
- Bệnh thần kinh ngoại biên.
- Bệnh thần kinh do bị rối loạn chuyển hóa.
- Bệnh nhiễm độc.
Với những trường hợp đã rõ khám nội thần kinh là khám gì và được chẩn đoán mắc bệnh lý nội thần kinh thì cần được chăm sóc khoa học:
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng - 1 năm/lần để đánh giá tình trạng sức khỏe, tìm kiếm bất thường để điều trị kịp thời.
- Giảm bớt căng thẳng, áp lực bằng cách phân bổ thời gian khoa học, thường xuyên thư giãn.
- Chế độ ăn: ít đường, đủ dưỡng chất để cơ thể hoạt động bình thường, phòng ngừa tiểu đường.
- Ngủ đủ mỗi ngày 8 tiếng để hệ thần kinh được nghỉ ngơi, không bị suy nhược đồng thời chú ý nâng cao chất lượng giấc ngủ.
- Tăng cường vận động để cải thiện các vấn đề về lưu thông máu, phòng ngừa bệnh thần kinh.
Để biết chính xác khám nội thần kinh là khám gì và thực hiện đầy đủ các hạng mục thăm khám thì người bệnh nên đến khám ở cơ sở y tế uy tín với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, đầy đủ thiết bị y tế hiện đại. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đáp ứng các tiêu chí này.
Tất cả trường hợp khám nội thần kinh tại bệnh viện đều được bác sĩ giải thích cụ thể khám nội thần kinh là khám gì, được thực hiện xét nghiệm tại Trung tâm tiêu chuẩn quốc tế và tư vấn chi tiết kết quả thăm khám.
Chuyên khoa Nội thần kinh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sở hữu thế mạnh về đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa II và các bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Tại đây còn có hệ thống thiết bị y khoa hiện đại bậc nhất nhập khẩu hoàn toàn từ Châu Âu giúp chẩn đoán bệnh chính xác.
Quý khách hàng có nhu cầu khám nội thần kinh hãy liên hệ hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được Tổng đài viên hướng dẫn thao tác đặt lịch đơn giản, chính xác.
Link nội dung: https://tlpd.vn/tin-tuc-a35592.html