Và tất nhiên điều này phải nằm trong phạm vi có bố hoặc mẹ mang gen da trắng, còn nếu ngược lại thì sinh con ra có lỡ quá đen cũng đành ngậm ngùi chấp nhận vì “con ông không giống lông thì cũng giống cánh”.
Tuy nhiên có những trường hợp ngay cả khi mẹ trắng cũng không cứu nổi làn da của con vì da bố quá đen. Như câu chuyện được chia sẻ trên một hội nhóm của các bà mẹ bỉm sữa đăng tải trên trang cá nhân dưới đây là minh chứng điển hình. “Xin lỗi con gái, mẹ yếu quá không gánh nổi con” là lời chia sẻ đầy hài hước của người mẹ khi đăng tải hình ảnh 3 bàn tay của bố, mẹ và con.
“Xin lỗi con gái, mẹ yếu quá không gánh nỗi con”.
Thoạt nhìn ai ai cũng thấy bàn tay của người mẹ nổi bần bật nhất vì trắng như “nàng bạch tuyết”. Trái lại với người mẹ thì 2 bàn tay còn lại cũng nổi bật không kém vì màu da đen ngăm, trông như vừa mới đi tắm nắng ở bãi biển lúc 12h trưa mới có thể đen được như vậy được. Để thể hiện sự “bất lực” về làn da của con, bà mẹ trẻ hài hước cho rằng vì gen của mẹ yếu quá nên không giúp con trắng như mẹ được.
Bên dưới bài đăng, nhiều người đã vô cùng thích thú và để lại bình luận như:
- “Ai bảo con gái giống bố”.
- “Mẹ gánh còng lưng luôn à”.
- “Gia đình bạc xỉu”.
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp “dở khóc dở cười” như câu chuyện được chia sẻ ở phía trên. Vậy nên nhiều bà mẹ khi mang thai đã tích cực ăn các thực phẩm có màu trắng như: Sữa chua, đậu phụ, hạt sen… với mong muốn con mình có làn da trắng hơn. Tuy nhiên trên thực tế, làn da của con người quyết định bởi hàm lượng melanin trong cơ thể, và phần lớn là do di truyền.
Điều gì quyết định màu da của em bé?
Khi một em bé chào đời, theo dõi quá trình lớn lên của trẻ, chúng ta dẫn nhận thấy rằng màu da của em sẽ thay đổi theo từng giai đoạn. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường do lúc này, lượng máu tuần hoàn chưa ổn định. Máu sẽ chưa lưu thông đều trên khắp cơ thể khiến cho bé dễ bị tím, đỏ ửng hơn so với bình thường. Khoảng vài tuần đến vài tháng sau, nước da của con sẽ dần dần có sự cải thiện và trở nên sáng sủa, đều màu hơn. Qua 6 tháng đầu đời, sắc tố da ổn định cũng là lúc mẹ dễ dàng xác định rõ được màu da của con là trắng hay ngăm đen.
Ảnh minh hoạ
Và lúc này người ta sẽ bắt đầu đề cập đến vấn đề gen di truyền. Em bé có thể giống gen cha hoặc mẹ hoặc có thể nhận đặc điểm di truyền màu da từ một người khác trong gia đình, dòng họ chứ không nhất thiết phải là cha mẹ. Đây cũng là lý do giải thích tại sao nhiều cha mẹ có làn da trắng nhưng sinh con ra lại đen ngăm, hoặc người mẹ có làn da trắng lại sinh con có da đen như câu chuyện được bà mẹ bỉm sữa chia sẻ ở phía trên.
Bên cạnh đó, các tia cực tím mà chúng ta phải tiếp xúc hàng ngày là một trong những lý do thay đổi màu da của em bé. Nghiên cứu khoa học cho rằng, những cư dân sống ở các vùng đất gần xích đạo sẽ có hàm lượng melamin trong cơ thể cao hơn hẳn so với những người sinh sống ở nơi xa xích đạo.
Làm thế nào để em bé có làn da đẹp
Có một số thực phẩm khi mang thai, mẹ bầu nên bổ sung nhiều để con có làn da khoẻ đẹp hơn:
Rau củ
Bông cải xanh: Bông cải xanh rất giàu vitamin A, vitamin C, giúp tăng cường khả năng chống tổn thương của da và giúp duy trì độ đàn hồi.
Cà rốt: Vitamin có trong cà rốt giúp duy trì chức năng bình thường của mô tế bào da, giảm nếp nhăn trên da và giữ cho da ẩm và mềm mại.
Sữa và các sản phẩm từ đậu nành
Sữa: Đây là thực phẩm yêu thích của da vào ban đêm. Nó có thể cải thiện hoạt động của các tế bào da, trì hoãn lão hóa da, tăng cường căng da và loại bỏ các nếp nhăn nhỏ. Đậu nành rất giàu vitamin E, không chỉ có thể phá hủy hoạt động hóa học của các gốc tự do, ức chế lão hóa da mà còn ngăn ngừa sắc tố.
Trái cây tươi
Trái cây rất giàu vitamin, và bổ sung trái cây thường xuyên có thể cung cấp các vitamin cần thiết trong cơ thể. Quan trọng hơn, ăn trái cây còn giúp phát triển não bộ của em bé.
Link nội dung: https://tlpd.vn/me-da-trang-sinh-con-da-den-khoe-anh-chup-ban-tay-ca-nha-kem-cau-cam-than-khien-cu-dan-mang-cuoi-ngat-a35466.html