Khám phá Viện Hải dương học Nha Trang với chi phí chỉ 40.000 VND, bạn sẽ được đắm chìm trong thế giới đa dạng và kỳ diệu của đại dương. Nơi đây không chỉ là nơi để tìm hiểu và khám phá về hệ sinh thái biển độc đáo của vùng biển Nha Trang, mà còn đưa ta đến gần hơn với vẻ đẹp đầy sức sống của biển cả.
>>>> Xem Thêm: Cẩm Nang Du Lịch Nha Trang Chi Tiết
Viện Hải dương học nằm tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa được coi là một trung tâm nghiên cứu khoa học quan trọng tại Việt Nam. Vào ngày 14/9/1922, khi đất nước còn dưới sự cai trị của Pháp, viện ra đời với cái tên ban đầu là Sở Hải dương học nghề cá Đông dương. Đây cũng là một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam. Viện có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nghiên cứu về biển và lưu giữ hiện vật lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Viện Hải dương học Nha Trang tại tỉnh Khánh Hòa (Nguồn ảnh: Bảo Tàng Hải dương học - Museum Of Oceanography)
Một trong những lý do quan trọng đằng sau việc đặt Viện Hải dương học tại Nha Trang là vì sự đa dạng của bờ biển nơi đây. Biển Nha Trang có sự kết hợp độc đáo giữa hai dòng biển nóng và lạnh. Cụ thể, dòng biển nóng di chuyển lên từ vùng xích đạo, trong khi dòng biển lạnh đến từ phương Bắc, và gặp nhau tại khu vực biển Nha Trang. Sự giao thoa này tạo ra một môi trường độc đáo và đầy thú vị, là nơi sống và sinh sản của rất nhiều loài sinh vật biển.
Điều kiện tự nhiên thuận lợi là yếu tố giúp bảo tàng có đa dạng các sinh vật biển (Nguồn ảnh: Bảo Tàng Hải dương học - Museum Of Oceanography)
Ngoài ra, bờ biển sâu của Nha Trang cũng gần với hải phận quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các hoạt động nghiên cứu và trao đổi với các nhà nghiên cứu và chuyên gia quốc tế. Điều này làm cho Viện Hải dương học trở thành một trung tâm liên kết với cộng đồng khoa học và nghiên cứu quốc tế.
Bên cạnh vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học, ngày nay, Viện Hải dương học còn là một địa điểm du lịch Nha Trang được du khách yêu thích ghé thăm.
Nếu bạn thắc mắc làm cách nào để tham quan Bảo tàng Hải dương học Nha Trang, hãy cùng theo dõi hết phần bài viết sau đây nhé! VNPAY sẽ cung cấp các thông tin về giá vé, giờ mở cửa và cách di chuyển ngay bây giờ.
Đắm chìm trong thế giới biển khổng lồ tại Viện Hải dương học Nha Trang với mức phí tham quan hợp lý. Cùng tìm hiểu ngay các chi phí cần thiết nhé:
Bảo tàng Hải dương học Nha Trang mở cửa từ 6:00 sáng đến 18:00 mỗi ngày trong tuần. Thế giới đại dương thu nhỏ này sẵn lòng chào mừng bạn đến vào bất kỳ khung giờ nào trong khoảng thời gian này. Khám phá ngay bạn nhé!
Nếu bạn muốn tham quan Viện Hải dương học tại Nha Trang, dưới đây là một số hướng dẫn cho bạn để đến địa chỉ: Số 01 Đường Cầu Đá, phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Tự di chuyển
Từ Quảng trường 2/4, bạn chỉ cần di chuyển theo hướng đường Trần Phú, sau đó rẽ trái sang đường Hùng Vương. Tiếp tục đi theo đường Hùng Vương đến cuối đường thì rẽ phải sang đường Phạm Văn Đồng. Đi thẳng theo đường Phạm Văn Đồng khoảng 2km thì sẽ đến Viện Hải dương học Nha Trang.
Xe buýt
Một lựa chọn khác nếu bạn chưa quen đường chính là di chuyển bằng xe bus công cộng. Bạn có thể ngồi xe bus số 4 từ trung tâm thành phố để đến Viện Hải dương học ở trạm cuối cùng.
Đi taxi
Với những du khách đi theo nhóm đông 4-7 người và chưa quen với đường phố Nha Trang, đi xe taxi là lựa chọn hợp lý và tiết kiệm. Bạn có thể sử dụng tính năng Gọi Taxi trên ví VNPAY và các ứng dụng ngân hàng để dễ dàng đặt xe và thanh toán nhanh chóng mà không cần phải tìm số điện thoại của tổng đài taxi địa phương.
Gọi Taxi mọi lúc mọi nơi cùng ví VNPAY và ứng dụng ngân hàng
Dưới đây là bản đồ tổng quan các khu tham quan tại Viện Hải dương học
Bản đồ tham quan Bảo tàng Hải dương học Nha Trang (Nguồn ảnh: Bảo tàng Hải dương học - Museum Of Oceanography)
Tại hồ nuôi sinh vật biển, du khách có thể tiếp xúc gần gũi với sự đa dạng và vẻ đẹp độc đáo của đời sống biển. Bạn sẽ được quan sát hơn 300 loài động - thực vật biển quý hiếm, cụ thể như cá Mao Tiên, rùa biển, san hô mềm, cá Hồng Y, cá Bò Hòm và nhiều loại sinh vật biển khác sống trong môi trường tự nhiên giả lập.
Tham quan khu vực hồ nuôi các loài sinh vật biển (Nguồn ảnh: Bảo Tàng Hải dương học - Museum Of Oceanography)
Ngoài ra, đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá khu rừng ngập mặn tại Viện Hải dương học Nha Trang. Đây là một góc đặc biệt, chỉ với 120m2, bạn có thể tìm hiểu về hệ sinh thái rừng ngập mặn, nơi gắn kết giữa thế giới biển và đất liền. Rừng ngập mặn không chỉ là môi trường sống quý báu của nhiều loài sinh vật, mà còn giúp duy trì cân bằng sinh thái và bảo vệ bờ biển.
Khu Mẫu Vật Lớn là một kho tàng của những hiện vật quý giá, được sưu tầm và tìm kiếm từ năm 1923 cho đến nay. Ba mẫu vật lớn ấn tượng cùng các mẫu vật khác được sắp xếp một cách tinh tế trong không gian rộng lớn tới 200m2, tạo nên một điểm nhấn đặc biệt trong hành trình tham quan tại Viện.
Khung xương cá voi lưng gù tại bảo tàng Hải dương học Nha Trang (Nguồn ảnh: Bảo Tàng Hải dương học - Museum Of Oceanography)
Một trong những tác phẩm nghệ thuật tự nhiên nổi bật tại khu này là bộ xương của cá Voi lưng gù (Megaptera novaeangliae). Bộ xương khổng lồ này nặng 10 tấn và có chiều dài tới 18 mét. Theo các nhà nghiên cứu, bộ xương đã bị chôn vùi trong lòng đất của đồng bằng sông Hồng trong hơn 2 thế kỷ. Khám phá bộ xương này sẽ cho bạn một cái nhìn đầy kích thích về một trong những sinh vật biển hùng mạnh nhất trên hành tinh.
Bên cạnh đó, bạn còn có cơ hội tham quan bộ xương của Bò biển (Dugong dugon) - một loài thú biển quý hiếm đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng. Sự hiện diện của bộ xương này là một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc bảo vệ và duy trì môi trường biển.
Khu vực trưng bày mẫu vật lớn cực hoành tráng (Nguồn ảnh: Bảo Tàng Hải dương học - Museum Of Oceanography)
Ngoài ra, khu trưng bày mẫu vật lớn này vừa được trùng tu vào năm 2022 với một diện mạo mới cực ấn tượng và thu hút du khách, hứa hẹn trở thành một điểm “check-in” tuyệt đẹp.
Khu trưng bày vừa được trùng tu vào năm 2022
Khu Rạn Nhân Tạo không chỉ là nơi các loài thủy sản thân mềm, giáp xác, cá, da gai... đến tập trung trú ngụ, sinh sống và kiếm ăn. Đây còn là nơi có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phục hồi nguồn lợi thủy sản bị suy thoái. Bằng cách cung cấp giá thể cho san hô và rong tảo phát triển, khu rạn nhân tạo cũng hỗ trợ quá trình phục hồi rạn san hô và cân bằng hệ sinh thái biển.
Rạn san hô đầy sắc màu (Nguồn ảnh: Internet)
Kết cấu của khu Rạn nhân tạo tại Viện được thiết kế từ các sản phẩm phế thải như tàu thuyền hỏng, lốp xe, xe tăng không còn sử dụng... Các kết cấu làm từ bê tông, nhựa và các sản phẩm mỹ thuật cũng được tận dụng triệt để. Tất cả tạo nên một không gian độc đáo, kết nối giữa sự tạo hóa của tự nhiên và sự sáng tạo của con người.
Nằm trong đường hầm xuyên qua núi Bảo Đại, khu trưng bày này là một tuyệt tác kiến tạo từ tương tác giữa con người và tự nhiên. Với chiều dài gần 100 mét và cao khoảng 5 mét, nơi đây là nơi bạn sẽ được khám phá một loạt các giá trị kinh tế, môi trường sinh thái và an ninh quốc phòng tại Hoàng Sa - Trường Sa.
Khu trưng bày tài nguyên biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa (Nguồn ảnh: Bảo Tàng Hải dương học - Museum Of Oceanography)
Hàng trăm mẫu sinh vật được thu thập từ hai vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa đã tạo nên một bức tranh sống động về đa dạng sinh học. Bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng cá thu song khổng lồ dài 4m và nặng 70kg hay cá mặt trăng đuôi nhọn được phát hiện ở Trường Sa năm 1998. Đồng thời đây đây cũng là cơ hội để bạn học hỏi thêm về những loài san hô, ốc kim khôi, trai khổng lồ, ốc xà cừ cùng nhiều loài sinh vật khác với hình dáng thú vị.
Ngoài ra, khu trưng bày còn giới thiệu các mẫu địa chất thu thập tại Hoàng Sa - Trường Sa, như bom núi lửa từ đảo Phan Vinh và các loại đá vôi san hô. Tại khu nuôi sinh vật biển, bạn có thể chiêm ngưỡng những loài sinh vật sống phổ biến, tập trung phân bố tại vùng đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Những loài này đã được thuần hóa và nhân giống nhân tạo tại Viện Hải dương học.
Cá hề nemo được nhân giống nhân tạo tại Viện Hải dương học (Nguồn ảnh: Internet)
Khu trưng bày không chỉ là một nơi để khám phá về tài nguyên biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa, mà còn là nơi trình bày hệ thống bản đồ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này. Đây cũng là nơi giới thiệu hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện trên hai quần đảo, như hệ sinh thái rạn san hô và loài cá khoang cổ đỏ (cá hề) chỉ được ghi nhận ở Trường Sa.
Hãy bắt đầu một cuộc hành trình thú vị và tận hưởng những trải nghiệm không gian dưới biển tại "Sức Sống Đại Dương". Khu vực này tại Viện Hải dương học Nha Trang là một khu vực đầy màu sắc và độc đáo, được khai trương và mở cửa cho du khách thưởng ngoạn vào tháng 5/2022.
Những hồ trụ tại bảo tàng thực sự là một tác phẩm nghệ thuật, mang đến một không gian sống động và tươi mới. Đầu tiên là hồ trụ Acrylic, với những đàn cá chim tai tượng đủ kích thước lớn bơi "xoay tròn" theo mặt hồ, tạo nên một bức tranh vô cùng ấn tượng.
Địa điểm check-in cực nổi tiếng tại bảo tàng (Nguồn ảnh: Bảo Tàng Hải dương học - Museum Of Oceanography)
Tuy nhiên, điểm đặc biệt và đáng mong chờ nhất chắc chắn là hồ vòm thủy cung. Hồ này có kích thước lớn nhất tại Viện, chuyên được dùng để nuôi những loài cá dữ. Bạn hãy đến đây và trải nghiệm cảm xúc hồi hộp khi tận mắt chứng kiến những chú cá mập thực sự nhé!
Khu vực nổi tiếng nhất tại tổ hợp bể nuôi sinh vật biển (Nguồn ảnh: Bảo Tàng Hải dương học - Museum Of Oceanography)
Bộ sưu tập mẫu vật này được sắp xếp từ sinh vật bậc thấp đến sinh vật bậc cao, mang đến cái nhìn rõ ràng về quá trình tiến hóa đa dạng của thế giới sinh vật. Bộ sưu tập bao gồm hàng nghìn mẫu như thân mềm, giáp xác, da gai và cá, đã được bảo quản và bổ sung trong suốt hơn 100 năm qua. Điều đặc biệt, nhiều loài được phát hiện lần đầu tiên tại vùng biển Việt Nam cũng đã được thêm vào sưu tập này, mang theo mình giá trị lịch sử và khoa học không thể đong đếm.
Khu trưng bày không chỉ mang tới một cái nhìn đa dạng về sự sống mà còn phản ánh về vẻ đẹp của thiên nhiên, nhấn mạnh tới giá trị khoa học vô cùng quý báu. Đây là nơi lưu trữ nguồn mẫu sinh vật biển từ Biển Đông và các khu vực lân cận, được coi là kho tàng quý báu về hình thái và di truyền.
Viện đã và đang lưu trữ hơn 24.000 mẫu vặt khác nhau (Nguồn ảnh: Bảo Tàng Hải dương học - Museum Of Oceanography)
Bước vào khu đa dạng sinh học tại Viện Hải dương học Nha Trang, bạn sẽ khám phá một kho tàng ấn tượng với hơn 24.000 mẫu vật đại diện cho hơn 4.400 loài sinh vật biển và nước ngọt khác nhau. Không chỉ giữ những mẫu vật có giá trị khoa học, khu trưng bày còn trưng bày những loài quý hiếm như bò biển, cá tầm, cá mặt trăng,... Đặc biệt, một số mẫu vật độc đáo đến từ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ những năm 1923.
Vào năm 2012, Bảo tàng Hải dương học Nha Trang đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là "Nơi lưu trữ bộ mẫu sinh vật biển lớn nhất" đất nước, thể hiện sự trân trọng và tôn vinh cho tài nguyên thiên nhiên đặc biệt quý báu.
Đại dương là ngôi nhà chung của nhiều loài sinh vật biển. Tuy nhiên, với tác động của tự nhiên và con người, ngôi nhà này đang dần biến mất. Để nâng cao nhận thức về sự cần thiết bảo vệ rạn san hô, Phòng Truyền thông và Giáo dục Môi Trường tại Viện Hải dương học Nha Trang đã tạo ra chương trình giáo dục trải nghiệm cho học sinh, sinh viên và các bạn nhỏ.
Tham gia các buổi giáo dục bổ ích tại Bảo tàng Hải dương học (Nguồn ảnh: Bảo Tàng Hải dương học - Museum Of Oceanography)
Tham gia các chương trình bổ ích tại viện bảo tàng, các bạn trẻ sẽ có cơ hội học hỏi thêm kiến thức bổ ích về sinh vật biển, giúp hiểu rõ hơn về sự đa dạng và vai trò quan trọng của hệ sinh thái biển. Du khách có thể theo dõi thông tin trên các trang truyền thông của Viện để nắm được khi nào có các chương trình này để cùng bé tham gia nhé!
Khi tham quan Viện Hải dương học Nha Trang, bạn sẽ bước vào một thế giới tuyệt vời của hệ sinh thái biển đa dạng. Hãy khám phá các triển lãm hấp dẫn, tham gia các hoạt động tương tác và tận mắt chứng kiến sự phong phú của biển cả ngay hôm nay. Trên đây là tất cả thông tin về Viện Hải dương học, hy vọng bạn sẽ thấy bài viết này của VNPAY hữu ích!
>>>> Khám Phá Thêm:
Link nội dung: https://tlpd.vn/chi-40000-vnd-kham-pha-vien-hai-duong-hoc-nha-trang-tuyet-dep-a35446.html