Bệnh u tuyến yên có chữa được không? Hiện nay, có 5 cách điều trị u tuyến yên phổ biến bao gồm: phẫu thuật, xạ trị, điều trị bằng thuốc, thay thế hormone tuyến yên, theo dõi tích cực.
Bệnh u tuyến yên nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mất thị lực, rối loạn chức năng sinh sản,… Việc lựa chọn phương pháp điều trị u tuyến yên thường sẽ được bác sĩ cân nhắc phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất. Vậy, bệnh u tuyến yên có chữa được không?
Tuyến yên là tuyến nhỏ gắn liền với đáy não (phía sau mũi) trong khu vực được gọi là hố tuyến yên (hoặc sella turcica). Tuyến yên bình thường nặng dưới 1 gram, có kích thước và hình dạng bằng hạt đậu. Tuyến yên thường được gọi là tuyến chính của hệ nội tiết và có nhiệm vụ kiểm soát những vấn đề sau đây:
U tuyến yên là khối u xuất hiện bất thường tại vùng tuyến yên, gây rối loạn quá trình sản xuất hormone của tuyến yên. Khi vùng tuyến yên có khối u sẽ dẫn đến hiện tượng sản xuất quá ít hoặc quá nhiều hormone, gây rối loạn chức năng trong cơ thể của người bệnh. Các khối u tuyến yên thường lành tính, tuy nhiên nếu không được điều trị sẽ có nguy cơ phát triển và lây lan sang những cơ quan khác. Ví dụ, khối u tuyến yên có thể chèn ép não hoặc ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác làm giảm thị lực.
Bệnh u tuyến yên có thể được điều trị bằng các phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, thuốc… Tỷ lệ thành công của quá trình điều trị u tuyến yên thường phụ thuộc vào các yếu tố như: thời gian phát hiện bệnh, loại và kích thước khối u, sức khỏe của người bệnh, phương pháp điều trị,… Người bệnh cần sớm thăm khám và điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất. (1)
Mục tiêu điều trị u tuyến yên chính là đưa hàm lượng hormone sản xuất tại tuyến yên và các tuyến liên quan khác trở về mức bình thường. Từ đó, các triệu chứng của bệnh sẽ dần được cải thiện, tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, nếu khối u tuyến yên được chẩn đoán gây tăng Prolactin cần phải tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ vô sinh cho người bệnh. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến mục tiêu điều trị u tuyến yên thường là loại u, kích thước, tình trạng của khối u, sức khỏe và khả năng phục hồi của người bệnh,… (2)
Ví dụ, mục tiêu điều trị u tuyến yên trong trường hợp bệnh không gây triệu chứng bất thường là làm chậm và ngăn chặn quá trình phát triển của khối u, thay vì can thiệp phẫu thuật hay xạ trị để loại bỏ khối u. Ngược lại, trong trường hợp khối u tuyến yên có tốc độ phát triển nhanh, gây ra các triệu chứng như đau đầu dữ dội, động kinh, ngất xỉu,… thì mục tiêu điều trị chính là loại bỏ càng nhiều tế bào khối u càng tốt.
Như vậy, mỗi tình trạng bệnh sẽ có mục tiêu điều trị khác nhau, người bệnh cần phải trải qua thăm khám để bác sĩ có thể cân nhắc chọn lựa cách điều trị u tuyến yên phù hợp nhất.
Dựa trên các kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ hội chẩn để có thể đưa ra được tiên lượng khối u và cách điều trị u tuyến yên phù hợp nhất. Để có thể tìm ra được hướng điều trị u tuyến thích hợp, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm: xét nghiệm nước tiểu và máu, chụp CT scanner hoặc chụp MRI não, thăm khám thị lực,…
Mục tiêu chính của phương pháp phẫu thuật u tuyến yên là loại bỏ khối u và bảo vệ các mô khỏe mạnh xung quanh khối u. Quá trình phẫu thuật sẽ được thực hiện bởi bác sĩ giải phẫu thần kinh, đây là cách điều trị u tuyến yên phổ biến nhất với tỷ lệ thành công cao. Người bệnh cần trao đổi chi tiết với bác sĩ về các tác dụng phụ có thể xảy ra sau quá trình phẫu thuật điều trị u tuyến yên, để có thể chuẩn bị cách kiểm soát chúng. (3)
Các thống kê y khoa cho thấy có khoảng 95% trường hợp phẫu thuật cắt bỏ khối u tuyến yên được bác sĩ thực hiện bằng đường xuyên xương bướm. Bác sĩ giải phẫu thần kinh sẽ phẫu thuật đi qua và dọc theo vách ngăn ngăn cách 2 lỗ mũi, sau đó sẽ tiếp tục theo khoang xoang bướm nằm sâu phía trên mặt sau của cổ họng, để tiếp cận vùng tuyến yên ngay phía sau.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM ứng dụng robot mổ não Modus V Synaptive hiện đại bậc nhất, giúp phẫu thuật các loại u não với hiệu quả cao, tiếp cận khối u chính xác, tránh phạm phải các bó sợi thần kinh và mô não lành, từ đó giúp người bệnh hồi phục nhanh, giảm thiểu tối đa biến chứng hậu phẫu.
Xạ trị là phương pháp điều trị u tuyến yên bằng cách sử dụng tia bức xạ để tiêu diệt tế bào khối u. Người bệnh u tuyến yên sẽ nhận được phác đồ thực hiện xạ trị với số lần điều trị cụ thể trong thời gian nhất định. Phương pháp xạ trị điều trị u tuyến yên có thể được thực hiện bằng các nhóm tia bức xạ bao gồm photon, proton hoặc tia gamma. Lựa chọn xạ trị bằng loại tia bức xạ nào phụ thuộc vào từng tình trạng khối u tuyến yên và sức khỏe của người bệnh. (4)
Nếu khối u tuyến yên đã được cắt bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật thì không cần xạ trị. Trong một số trường hợp, xạ trị lập thể sẽ được áp dụng để loại bỏ phần khối u còn lại sau quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp khối u tuyến yên còn sót sau phẫu thuật đều cần xạ trị, vì thông thường nếu khối u tuyến yên lành tính bệnh sẽ không tái phát.
Sau quá trình điều trị u tuyến yên bằng phương pháp xạ trị, tuyến yên của người bệnh có thể sẽ mất dần khả năng sản xuất hormone cho cơ thể. Nếu trường hợp này xảy ra, người bệnh cần thực hiện thêm liệu pháp thay thế hormone để cải thiện chức năng của tuyến yên. Bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp kiểm soát các tác dụng phụ sau xạ trị, vì vậy người bệnh cần chia sẻ đầy đủ những triệu chứng bất thường của mình với bác sĩ điều trị để được hỗ trợ kịp thời.
Phác đồ điều trị u tuyến yên bằng thuốc sẽ được bác sĩ cân nhắc dựa trên nội tiết tố trong cơ thể của người bệnh. Thuốc điều trị có thể được áp dụng ở dạng uống hoặc truyền trực tiếp vào cơ thể. Quá trình truyền thuốc điều trị được gọi là liệu pháp toàn thân, thuốc sẽ được đưa qua ống truyền tĩnh mạch (IV) được đặt vào tĩnh mạch bằng kim tiêm và truyền vào bên trong cơ thể. (5)
Đối với cách điều trị u tuyến yên bằng thuốc điều trị (dạng viên hoặc dạng dịch), người bệnh cần tuân thủ đúng các nguyên tắc bảo quản thuốc mà bác sĩ yêu cầu để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Khi điều trị u tuyến yên bằng thuốc, người bệnh có thể sẽ được chỉ định dùng 1 loại thuốc hoặc kết hợp nhiều loại thuốc cùng lúc. Trong một số trường hợp điều trị bằng phương pháp phẫu thuật hay xạ trị, bác sĩ có thể sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thêm thuốc nhằm mục đích gia tăng hiệu quả điều trị bệnh. Trong suốt quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh u tuyến yên sẽ được bác sĩ theo dõi và đánh giá tình trạng bệnh định kỳ.
Để việc điều trị u tuyến yên bằng thuốc đạt hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ người bệnh cần tuân thủ đầy đủ những yêu cầu từ bác sĩ. Cụ thể, nếu người bệnh đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác, cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị của mình. Ngoài ra, nếu muốn bổ sung các loại thảo mộc trong quá trình điều trị, người bệnh cũng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ.
Mục đích của việc thay thế hormone tuyến yên chính là duy trì lượng hormone được sản xuất từ tuyến yên đạt mức bình thường và ổn định. Phương pháp thay thế hormone là cách điều trị u tuyến yên có thời gian điều trị dài hạn. Bác sĩ sẽ theo dõi quá trình thay thế hormone tuyến yên bằng cách yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm định kỳ, để có thể điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Theo dõi tích cực là cách điều trị u tuyến yên không có triệu chứng và lượng hormone do tuyến yên tiết ra vẫn đạt mức ổn định. Theo dõi tích cực là quá trình giám sát, theo dõi chặt chẽ qua việc người bệnh sẽ thực hiện các chỉ định cận lâm sàng định kỳ (chụp MRI, chụp CT scanner,…), để bác sĩ ghi nhận sự phát triển của khối u tuyến yên. Trong quá trình theo dõi tích cực, nếu phát hiện khối u tuyến yên gây ra các triệu chứng như đau đầu, bất ngờ mất thị lực, rối loạn chức năng của cơ quan sinh sản…, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều trị bằng các phương pháp khác như phẫu thuật, xạ trị, thay thế hormone tuyến yên hoặc dùng thuốc điều trị.
Việc lựa chọn cách điều trị u tuyến yên phụ thuộc vào các yếu tố: loại, kích thước, vị trí, tiên lượng khối u, sức khỏe tổng quát của người bệnh và cơ sở vật chất tại cơ sở y tế tiếp nhận điều trị. Nếu kết quả chẩn đoán và tiên lượng khối u tuyến yên không chính xác sẽ dẫn đến việc lựa chọn sai phương pháp điều trị. Vì vậy, để chọn được phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh cần thăm khám u tuyến yên tại cơ sở y tế lớn, sở hữu trang thiết bị chuyên dụng hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao dày dặn kinh nghiệm.
Khoa Ngoại Thần kinh, Trung tâm Thần kinh tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM là một trong những cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm đã điều trị thành công hàng nghìn trường hợp bệnh u não. Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, người bệnh sẽ trải qua quá trình thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa, để có thể chọn được cách điều trị u tuyến yên phù hợp nhất.
Để có thể đặt lịch khám các bệnh lý thần kinh trong đó có u tuyến yên, quý Khách hàng có thể liên hệ với Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:
Ngoài việc quan tâm đến hiệu quả của các phương pháp điều trị u tuyến yên, người bệnh cũng cần tìm hiểu về các tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình điều trị. Trong đó, phẫu thuật và xạ trị là 2 cách điều trị u tuyến yên có thể gây ra tác dụng phụ nhất định, bao gồm:
Tóm lại, bệnh u tuyến yên có thể được chữa khỏi, người bệnh cần sớm đến bệnh viện thăm khám khi có các triệu chứng như rối loạn nội tiết, rối loạn thị giác, suy giảm ý thức, thở nông,… Qua quá trình thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ cân nhắc đưa ra cách điều trị u tuyến yên phù hợp với từng tình trạng bệnh. Nếu muốn tìm hiểu thêm thông tin về bệnh u tuyến yên, người bệnh cần trao đổi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa ngoại thần kinh để được tư vấn chi tiết nhất.
Link nội dung: https://tlpd.vn/5-cach-dieu-tri-u-tuyen-yen-pho-bien-benh-co-chua-duoc-khong-a34988.html