Mạc cơ (fascia) có chức năng hỗ trợ, ổn định và đóng vai trò như một tấm đệm bao quanh các bộ phận trong cơ thể. Chúng hỗ trợ làm tăng độ đàn hồi cho các khối cơ, bao phủ và tạo thành tấm đệm làm giá đỡ cho các cơ bắp hoạt động, giúp cơ thể vận động trơn tru. Mạc cơ còn giúp phân cách các mạch máu, các cơ quan, xương và cơ, tạo ra các không gian để các dây thần kinh, mạch máu và chất lỏng có thể đi qua dễ dàng hơn.
Ngoài ra, bên cạnh có chức năng như một lớp màng bao bọc mà trên thực tế bề mặt của mạc cơ có nhiều thụ thể cảm giác khác nhau liên quan đến cử động, vị trí, áp lực, căng thẳng, đau đớn. Do đó, mạc cơ cũng có chức năng cảm nhận như da thông thường.
Theo một số nghiên cứu, mạc cơ có thể co lại hoặc giãn ra khi cảm nhận và tác động đến cách di chuyển. Chúng cũng sở hữu khả năng co bóp độc lập với các khối cơ mà mạc cơ bao bọc xung quanh, khả năng phản ứng với căng thẳng khi cơ quan bên trong bị áp lực mà không cần sự chỉ đạo có ý thức từ hệ thần kinh trung ương.
Ở trạng thái khỏe mạnh, các sợi collagen bọc xung quanh các sợi đàn hồi theo một cấu hình lượn sóng. Các chấn thương, chuyển động lặp đi lặp lại, viêm, hoặc tư thế không đúng có thể khiến cho các mạc cơ trở nên rắn lại và ngắn đi, tạo nên những vùng bị co đặc được xem như là hạn chế mạc cơ. Sự hạn chế của mạc cơ có khả năng tạo ra đến 2.000 pounds (pao) áp lực trên mỗi inch vuông, trong một khu vực nhất định. Áp lực nghiền có thể làm tổn thương bất kỳ hệ thống sinh lý nào trong cơ thể, dẫn đến đau đớn và rối loạn chức năng.
Link nội dung: https://tlpd.vn/mac-co-la-gi-a34863.html