Lịch sử & phát triển khoa nhân học

Khoa nhân học

Nhân h ọc (Anthropology) là một ngành khoa học cơ bản, thuộc nhóm ngành khoa học xã hội, ra đời từ thế kỷ XIX, có vị trí học thuật quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn đặc biệt sâu sắc, đã và đang được triển khai đào tạo ở nhiều trường đại học trong khu vực và trên thế giới.

Với đ ối t ượng nghiên c ứu là con ng ười , Nhân học bao quát nhiều chủ đề, từ khía cạnh sinh học đến văn hóa - xã hội trong tất cả các lĩnh vực (sinh thái, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, pháp luật, sức khỏe, v.v.) ở các không gian và thời gian khác nhau.

Một số lĩnh vực nghiên cứu của Nhân học là:

Nhân học văn hóa xã hội tìm hiểu về những biến đổi nội tại của các xã hội; về cuộc sống của những cộng đồng đa dạng về sắc tộc, đặc trưng văn hóa, như cư dân miền núi vùng cao, nông dân vùng đồng bằng, dân chài ở vùng sông nước, người buôn bán và thợ thủ công, và thị dân ở khu vực đô thị; về đời sống tôn giáo, nghiên cứu về các chủ đề quan trọng như ngôn ngữ, hệ thống xã hội, tổ chức xã hội, sinh kế, chính trị, sinh thái, tâm lý, nghệ thuật, v.v., của con người nhằm giải mã những nét tương đồng và sự khác biệt của các cộng đồng dân cư hay các tộc người khác nhau.

Khảo cổ học tìm kiếm các hiện vật trong quá khứ và đặt chúng trong các không gian cũng như bối cảnh cụ thể để hiểu về lịch sử và những mối liên quan của chúng với hôm nay

Nhân học sinh học làm rõ nguồn gốc sinh học của con người chúng ta, sự phát triển mang tính tiến hóa và sự đa dạng gen

Nhân học ngôn ngữ tìm cách giải thích về bản chất của ngôn ngữ và việc sử dụng ngôn ngữ của con người

Nhân học y tế tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe và sự thịnh vượng của con người

Nhân học pháp y tìm cách nhận dạng xương sọ hay giải mã những phần còn lại của cơ thể người

Nhân học kinh doanh tìm hiểu về các hoạt động kinh doanh và khách hàng

Nhân học hình ảnh sưu tập cuộc sống hàng ngày thông qua phim ảnh

Nhân học về môi trường tin rằng sự thịnh vượng của con người không thể tách rời khỏi sự hài hòa và thịnh vượng của môi trường

Nhân học bảo tàng giới thiệu và lý giải cho công chúng biết những ý nghĩa của các sưu tập dân tộc học và khảo cổ học

Dù lĩnh vực nghiên cứu của Nhân học rất đa dạng, một điểm nổi bật và nhất quán của ngàn

Hội nghị khoa học sinh viên lần thứ 5

h học là cách ti ếp c ận toàn diện (holistic), tích hợp các kiến thức sinh học với văn hóa, xã hội, v.v. để phân tích và giải thích về con người, văn hóa và xã hội loài người.

Về ph ương pháp nghiên c ứu , các nhà Nhân học không chỉ quan tâm đến những khung phân tích mang tính khách thể, mà còn rất chú ý đến tiếng nói và quan điểm của chủ thể ở các không gian văn hóa khác nhau và ở ngay trong mỗi cộng đồng được nghiên cứu. Sử dụng một hệ thống phương pháp điền dã dân tộc học độc đáo, như quan sát tham gia , ph ỏng v ấn bán c ấu trúc và những kỹ thuật nghiên cứu liên ngành, các nhà Nhân học thu thập tài liệu dân tộc ở các đ ịa bàn nghiên c ứu cụ thể nhằm soi sáng thực tiễn cuộc sống với những cái nhìn và tiếng nói của chủ thể và khách thể.

Về lý thuy ết , trong hơn một thế kỷ phát triển, các nhà Nhân học đã xây dựng một hệ thống các trường phái và quan điểm lý thuyết phong phú, phân tích và giải thích về nhiều khía cạnh hành vi và bản chất của con người. Chính vì thế, các nhà Nhân học có một vai trò quan trọng trong nghiên cứu, giảng dạy và thực hành Nhân học ở nhiều lĩnh vực. Tri thức và các phương pháp nghiên cứu của Nhân học đã được áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.

Khoa Nhân h ọc được thành lập năm 2015 trên cơ sở Bộ môn Nhân học trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Lịch sử xây dựng, phát triển và chuyển đổi của Khoa trong những thập kỷ vừa qua là một quá trình phát triển và chuyển đổi từ Dân tộc học như một chuyên ngành của khoa học Lịch sử thành Nhân học như một ngành khoa học cơ bản có tính lý luận và thực tiễn đặc biệt sâu sắc.

Quá trình xây dựng và phát triển ngành Nhân học và Khoa Nhân học được đánh dấu bằng các mốc chính sau.

Năm 1960: Thành lập Tổ Dân tộc học thuộc Khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Năm 1967: Thành lập Bộ môn Dân tộc học thuộc Khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Năm 2004: Đổi tên Bộ môn Dân tộc học thành Bộ môn Nhân học thuộc Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Năm 2010: Thành lập Bộ môn Nhân học trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở tách Bộ môn Nhân học từ Khoa Lịch sử.

Năm 2015: Thành lập Khoa Nhân học trên cơ sở Bộ môn Nhân học trực thuộc

Lịch sử và lý thuyết nhân học

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Kế thừa truyền thống nhiều thập kỷ trong đào tạo và nghiên cứu, đội ngũ cán bộ của Khoa Nhân học hiện là một tập thể giảng viên cơ hữu, kiêm nhiệm và thỉnh giảng có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với công tác đào tạo và nghiên cứu Nhân học.

Chủ nhiệm Khoa và Bộ môn qua các thời kỳ

Từ năm 1967 - 2000 Khoa tiền thân là ” Bộ môn Dân tộc học” qua các thời kỳ chủ nhiệm bộ môn:

  1. PGS Vương Hoàng Tuyên - Nhiệm kỳ (1967-1982)
  2. PGS. Hoàng Hoa Toàn - Nhiệm kỳ (1982-1983)
  3. GS.TS Hoàng Nam - Nhiệm kỳ (1983-1987)
  4. GS. TS. NGND Phan Hữu Dật (1987-1988)
  5. PGS.TS. NGƯT Lê Sỹ Giáo (1988-1996)
  6. PGS.TS. NGƯT Hoàng Lương (1996-2000)

Từ năm 2000-2015 “Bộ môn Dân tộc học” được đổi tên thành ” Bộ môn nhân học” qua các thời kỳ chủ nhiệm bộ môn:

  1. PGS.TS. NGƯT Lâm Bá Nam - nhiệm kỳ (2000-2006)
  2. PGS.TS. NGƯT Hoàng Lương - nhiệm kỳ ( 2006-2009)
  3. PGS. TS. NGƯT Lê Sỹ Giáo - nhiệm kỳ (2009-2010)
  4. PGS. TS. NGƯT Lâm Bá Nam - nhiệm kỳ (2010-2014)
  5. PGS.TS. Nguyễn Văn Sửu - phụ trách bộ môn (12.2014-5.2015)

Từ năm 2015 thành lập Khoa ” Nhân học” PGS.TS. Nguyễn Văn Sửu ( Trưởng khoa - nhiệm kỳ 2015-2020)

Khoa Nhân học không chỉ là nơi công tác và trưởng thành của nhiều nhà giáo, nhà khoa học có tên tuổi đã nghỉ hưu hoặc đang đảm trách những vị trí quan trọng trong hệ thống đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học trong cả nước, mà còn là một trong các cơ sở đào tạo hàng đầu ở Việt Nam về Nhân học ở cả trình độ đại học và sau đại học cho người Việt Nam và người nước ngoài.

Bên cạnh công việc giảng dạy, hướng dẫn, tổ chức nghiên cứu và triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, đội ngũ cán bộ của Khoa còn đóng vai trò nòng cốt trong việc xây dựng chương trình khung giáo dục đại học ngành Nhân học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hội thảo nhân học

Để hỗ trợ và khích lệ sinh viên ngành Nhân học, Khoa và Nhà trường có nhiều học hình thức học bổng và hỗ trợ khác nhau dành cho sinh viên, trong đó Quỹ Giải thưởng mang tên GS.TS. NGND Phan Hữu Dật mỗi năm cấp nhiều học bổng cho sinh viên ngành Nhân học có kết quả cao trong học tập và nghiên cứu khoa học và một số học bổng khác từ ngân sách Nhà nước và do các cơ quan, tổ chức nước ngoài tài trợ.

Có thể nói, với một lịch sử hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, các hoạt động đào tạo đại học và sau đại học của Khoa Nhân học hôm nay đã có một bề dày kinh nghiệm, truyền thống lâu đời, đội ngũ cán bộ đang ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đã, đang và tiếp tục đào tạo các thế hệ nhà nhân học chuyên nghiệp ở trình độ đại học và sau đại học.

(Khoa Nhân học)

Link nội dung: https://tlpd.vn/lich-su-phat-trien-khoa-nhan-hoc-a34769.html