Vậy nhiệt miệng nổi hạch bắt nguồn từ nguyên nhân gì và làm sao để khắc phục? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây!
Trước hết, nhiệt miệng là hiện tượng vùng khoang miệng xuất hiện các vết lở, loét. Như vậy, nhiệt miệng nổi hạch là tình trạng sưng hạch bạch huyết bất thường trong thời gian người bệnh bị nhiệt miệng.
Hạch có thể bị sưng lên ở bất cứ vị trí nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là vùng dưới hàm, dưới cổ và sau tai. Thông thường, hạch sẽ có kích thước khoảng 1 - 2cm, cứng, màu đỏ, có bờ rõ ràng và có thể dễ dàng di chuyển khi sờ tay vào. Khi ấn vào hạch, người bệnh sẽ cảm thấy đau và phần da xung quanh có cảm giác nhạy cảm hơn bình thường.
Theo cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể, hệ thống hạch bạch huyết được coi là hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của những tác nhân có hại từ bên ngoài. Trong trường hợp tình trạng nhiệt miệng trở nặng, các vết loét miệng có kích thước lớn hoặc có nhiều vết loét cùng một lúc, hạch bạch huyết sẽ nhận “tín hiệu” rằng khu vực khoang miệng đang bị viêm nhiễm.
Lúc này, hệ miễn dịch sẽ huy động các tế bào miễn dịch tới và phản ứng với các tác nhân gây viêm. Điều này khiến cho hạch bạch huyết sưng lên trong vài tiếng đồng hồ hoặc từ 3 - 4 ngày.
Ngoài ra, tình trạng nhiệt miệng nổi hạch còn có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác như:
Ăn quá nhiều đồ cay, nóng, đồ lạnh hoặc đồ ăn đậm vị khiến cho cổ họng bị tổn thương. Các cơ quan bên trong cũng vì thế mà bị nóng trong, khó tiêu, nhiệt độ cơ thể tăng lên bất thường. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tình trạng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa và sưng hạch bạch huyết.
Viêm amidan là căn bệnh phổ biến khiến cho vùng khoang miệng nổi nhiều cục trắng. Hạch dưới cổ cũng vì thế mà nổi lên để bảo vệ cơ thể và xoa dịu những triệu chứng khó chịu mà căn bệnh này gây ra như: Đau, rát cổ họng, khó nuốt, sốt cao,...
Tình trạng nhiễm trùng vòm họng, nhiễm trùng đường hô hấp chỉ xảy ra khi bạn vệ sinh khoang miệng kém sạch sẽ hoặc để vùng cổ họng bị nhiễm lạnh gây tổn thương. Một số triệu chứng của căn bệnh này là sưng tấy, đau rát vòm họng, các nốt nhiệt, có mủ,...
Khi nhiệt miệng nổi hạch xuất hiện thì chứng tỏ căn bệnh này đã trở nên nguy hiểm, khó điều trị. Nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng sưng hạch bạch huyết còn có thể xảy ra ở những vị trí khác trên cơ thể.
Nếu tình trạng nhiệt miệng nổi hạch diễn ra trong thời gian dài, kết hợp với những dấu hiệu bất thường dưới đây, bạn hãy nhanh chóng đến thăm khám tại các cơ sở uy tín để được điều trị đúng cách nhé!
Một trong những trở ngại lớn nhất khi bị nhiệt miệng nổi hạch là người bệnh khó nhai và nuốt thức ăn. Những cơn đau, rát còn xuất hiện khi ăn những món mặn, chua. Điều này không chỉ khiến người bệnh khó ăn mà lâu dần sẽ dẫn đến sụt cân nhanh chóng, cơ thể mệt mỏi, suy dinh dưỡng.
Nổi hạch dưới cổ gây cứng cổ, khó cử động và ê mỏi vùng cổ. Trong khi đó, nhiệt miệng khiến hoạt động của miệng gặp khó khăn, việc cử động khuôn miệng sẽ kéo theo những cơn đau, rát, vô cùng khó chịu.
Để ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng nổi hạch quay trở lại, bạn có thể áp dụng những phương pháp đơn giản như:
Theo khuyến nghị của các nha sĩ, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Sau khi đánh răng, bạn có thể sử dụng nước súc miệng chuyên dụng để tiêu diệt tối đa vi khuẩn có trong khoang miệng.
Tai - mũi - họng là 3 cơ quan có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bởi vậy, vệ sinh sạch sẽ cả tai và mũi cũng chính là cách bạn giữ cho toàn bộ hệ thống hô hấp cũng như vòm họng, khoang miệng,… khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus.
Bạn chú ý không nên ăn quá nhiều đồ cay, nóng, lạnh, đồ uống có cồn vì nó sẽ làm tổn thương khoang miệng và cổ họng. Đây cũng là cách hiệu quả để ngăn chặn tình trạng nóng trong, gây nổi mụn, nhiệt miệng và nổi hạch.
Nhiệt miệng nổi hạch dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình nhé!
Link nội dung: https://tlpd.vn/nhiet-mieng-noi-hach-nguyen-nhan-vi-sao-phong-ngua-nhu-the-nao-a34743.html