Buồng tiêm là một thiết bị, được cấy dưới da tạo thành một cổng vào bằng phẫu thuật, để có thể tiếp cận các tĩnh mạch trung tâm lớn. Tiếp cận cổng vào này được thực hiện bằng cách dùng một loại kim đặc biệt đi xuyên qua da để đi vào buồng tiêm. Điều này giúp cung cấp tất cả các loại thuốc và dịch truyền qua đường tĩnh mạch cũng như lấy mẫu máu mà không cần chích kim ở cánh tay.
Điều dưỡng có thể sử dụng buồng tiêm để lấy mẫu máu và cung cấp:
Buồng tiêm có thể được giữ trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm, tùy thuộc vào phương thức điều trị, và miễn là buồng tiêm vẫn còn hoạt động tốt và không có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Bác sĩ sẽ rút buồng tiêm khi bạn không cần sử dụng nữa.
Điều quan trọng là bạn và gia đình phải hiểu rõ về buồng tiêm, cách sử dụng và cách chăm sóc để có thể đạt hiệu quả tốt nhất.
Buồng tiêm gồm cổng buồng tiêm, ống thông silicon và ‘màng ngăn’ trung tâm hoặc nơi tiêm truyền. Màng ngăn có thể chịu được 1000-2000 lần đâm kim.
Buồng tiêm thường được đặt ở vị trí đường trung đòn phải, cách bờ dưới xương đòn 2-3 cm. Nếu có mặc áo ngực, buồng tiêm sẽ đặt cách dây áo ngực khoảng 1 cm. Buồng tiêm cấy ghép có thể nâng vùng da lên khoảng 1,2 cm. Bạn có thể cảm nhận điều này qua làn da của mình, nhưng có thể không nhìn thấy khi mặc áo sơ mi cổ chữ V. Hầu hết mọi người sẽ không biết bạn đang sử dụng thiết bị này.
Đặt buồng tiêm là một thủ thuật ngoại trú do bác sĩ gây mê thực hiện tại Phòng mổ. Bạn sẽ nhập vào khoa Bệnh Viện Trong Ngày 1 hoặc 2 giờ trước khi thực hiện thủ thuật. Bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ hướng dẫn bạn cách chuẩn bị. Bạn có thể được gây mê toàn thân, hoặc chỉ cần dùng thuốc an thần để giúp bạn cảm thấy buồn ngủ và thư giãn. Tiếp theo, buồng tiêm được đặt vào sau khi gây tê tại vị trí đặt buồng tiêm.
Link nội dung: https://tlpd.vn/buong-tiem-benh-vien-fv-a34565.html