Rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề "liệu người bệnh tiểu đường ăn ổi được không?". Bài viết sau đây sẽ làm rõ tác dụng của quả ổi đối với bệnh tiểu đường và lượng sử dụng phù hợp cho người bệnh tiểu đường.
Sau khi ăn uống, các carbohydrates trong bữa ăn sẽ được chuyển hóa thành glucose - một loại đường được hấp thu ngay tại ruột và hòa tan vào máu. Khi đó, tuyến tụy sẽ sản xuất một loại hormone có tên là insulin, giúp đưa glucose vào các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Tuy nhiên, nếu hoạt động của insulin bị ảnh hưởng hoặc lượng glucose trong cơ thể tăng cao vượt quá khả năng xử lý của insulin, đường sẽ không được chuyển đổi thành năng lượng trong cơ thể và tích trữ vào trong máu. Tình trạng lượng đường trong máu vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ra bệnh tiểu đường.
Tiểu đường hay được gọi là bệnh lý đái tháo đường do sự rối loạn chuyển hóa carbohydrate. Bệnh chủ yếu là do tuyến tụy sản xuất thiếu insulin hoặc insulin không hoạt động tốt trong cơ thể, dẫn đến mức đường trong máu luôn ở mức cao.
Bệnh tiểu đường có một số triệu chứng điển hình như sau:
Ngoài ra, các triệu chứng khác của bệnh tiểu đường bao gồm: Khô miệng, buồn nôn, mờ mắt, chậm lành vết thương,... Nếu bạn nghi ngờ mình bị bệnh tiểu đường, hãy gặp bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán tiểu đường và điều trị kịp thời.
Theo quan niệm của y học cổ truyền quả ổi có tính ấm, vị ngọt chua với công dụng kiện vị cố tràng có lợi cho đường tiêu hóa vì vậy được sử dụng trong chữa trị bệnh đường ruột và hỗ trợ điều trị bệnh nhân tiểu đường. Đầu tiên, ổi cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể mà không làm tăng đường máu, giúp bổ sung năng lượng và dưỡng chất cho bệnh nhân. Ngoài ra, ổi cũng cung cấp nước và điện giải giúp bù đắp lượng mất đi trong triệu chứng tiểu nhiều của bệnh nhân tiểu đường.
Ổi cũng tăng cường miễn dịch cho bệnh nhân, giúp họ ngăn ngừa hiệu quả các biến chứng nhiễm trùng do tiểu đường. Chất xơ trong ổi làm chậm quá trình hấp thu đường, giúp giảm lượng đường trong máu sau ăn, đồng thời giảm triglycerid, giảm LDL, tăng HDL, giúp giảm thiểu các biến chứng do xơ vữa động mạch gây ra, các bệnh lý tim mạch ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe bệnh nhân tiểu đường.
Hai thành phần carotenoid và polyphenol trong ổi có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ thành mạch không bị tấn công bởi các gốc tự do.
Việc ăn ổi là một trong những cách đơn giản và hiệu quả để ngăn ngừa các biến chứng mạch máu do tiểu đường gây ra. Ngoài việc an toàn và bổ dưỡng, ổi còn mang đến nhiều lợi ích hỗ trợ cho quá trình điều trị tiểu đường một cách hiệu quả.
Thực phẩm có hai chỉ số quan trọng liên quan đến đường huyết là chỉ số GI (tốc độ làm tăng đường huyết của thực phẩm) và chỉ số GL (hàm lượng đường có trong thực phẩm, chỉ số thể hiện mức độ làm tăng đường huyết). Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng thực phẩm có chỉ số GI cao, miễn là chỉ số GL của thực phẩm đó thấp.
Ổi có chỉ số GI khá cao, tuy nhiên chỉ số GL lại thấp, do đó người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn ổi mà không cần lo ngại đến tình trạng sức khỏe. Thêm vào đó, ổi còn cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe như bổ sung chất xơ, protein, canxi, các loại vitamin... Nên việc ăn ổi không chỉ an toàn cho người bệnh tiểu đường mà còn giúp cải thiện sức khỏe chung.
Để tận dụng tối đa các dưỡng chất có trong quả ổi và cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường, người bệnh nên: Ăn quả ổi cách 1 giờ trước khi ăn hoặc cách 2 giờ sau bữa ăn. Tuy nhiên, cần hạn chế ăn quá nhiều quả ổi một lúc để tránh tăng đường huyết, nên ăn một lượng ổi vừa phải. Mặc dù chỉ số đường huyết của ổi thấp, nhưng nếu ăn quá nhiều thì vẫn có thể gây ra rủi ro cho sức khỏe. Khuyến cáo chỉ nên ăn 140g ổi mỗi ngày, tương đương với 2 quả nhỏ, và nên chia thành 2 bữa ăn cách nhau 6 tiếng. Hoặc bạn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ trước khi sử dụng ổi hằng ngày.
Ngoài ra, nên loại bỏ hạt trước, vì hạt ổi cứng và có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, gây đau dạ dày. Nếu người bệnh tiểu đường bị táo bón, cần gọt vỏ ổi trước khi ăn để loại bỏ tanin, tác nhân gây táo bón.
Tuy nhiên, nếu không có vấn đề gì về tiêu hóa, nên ăn quả ổi cả vỏ bởi vỏ chứa các hoạt chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa biến chứng tim mạch.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi "người bị tiểu đường ăn ổi được không?" và giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của việc ăn ổi. Để kiểm soát đường huyết hiệu quả, hãy luôn duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và tuân thủ chế độ điều trị được chỉ định bởi bác sĩ nhé! Ngoài ra, có thể tham khảo thêm thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường để xây dựng chế độ ăn phù hợp.
Có thể bạn chưa biết:
Ngọc Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Link nội dung: https://tlpd.vn/ngaeai-banh-tiau-aaeang-an-ai-aaeapsc-khang-long-chacu-a34323.html