F0 F1 đi làm cần lưu ý điều gì để hạn chế nguy cơ lây nhiễm

(Ảnh minh họa)

Mới đ-y, Bộ Y tế x-y dựng một số nội dung điều chỉnh về cách ly y tế và biện pháp phòng tránh l-y nhiễm xin ý kiến của Ban Chỉ đạo Quốc gia, để tạo điều kiện thuận lợi bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, Bộ Y tế đề xuất giảm thời gian cách ly y tế nhưng tăng cường khuyến cáo thực hiện biện pháp 5K để hạn chế nguy cơ l-y nhiễm do rút ngắn thời gian cách ly y tế. Theo đó, Bộ Y tế đề xuất đi làm cho trường hợp F0, F1 đang trong thời gian cách ly.

PGS, TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết, trong thời gian sắp tới, dần dần bệnh Covid-19 được coi như là một bệnh lưu hành. Khi dịch bệnh có đủ các tiêu chí để trở thành bệnh lưu hành thì tất cả F0 đều có thể đi làm và thực hiện tốt 5K.

Theo ông Nga, đề xuất để một số trường hợp F0, F1 làm việc trong thời gian cách ly của Bộ Y tế là phù hợp. Những ngày qua, trung bình mỗi ngày Hà Nội ghi nhận 30 nghìn ca mắc mới Covid-19 nhưng thực tế có thể lên đến trăm nghìn ca bởi nhiều trường hợp nhiễm không khai báo hoặc nhiễm không có triệu chứng.

Về đề xuất F0 đi làm, theo PGS Huy Nga, người nào có triệu chứng, đau ốm thì có thể nghỉ nhưng với F0 không triệu chứng, nhẹ cũng tùy hoàn cảnh, điều kiện khác nhau có thể quyết định đi làm trong thời gian cách ly.

Thí dụ như công nh-n làm đường hay bác nông d-n làm ruộng ở môi trường thông thoáng, chung quanh không có người thì hoàn toàn có thể đi làm. Trong các cơ sở y tế, các y, bác sĩ bị phơi nhiễm vẫn công tác tại các khu vực chăm sóc, điều trị bệnh nh-n Covid-19…

Ông Nga lưu ý, F0 đi làm cần phải lưu ý thực hiện tốt 5K, cần phải có những điều kiện để tránh lấy nhiễm như: cơ quan tạo điều kiện tránh tiếp xúc với người khác; bảo đảm phòng riêng không l-y nhiễm... F0 không triệu chứng cần phải thông báo với cơ quan, người chung quanh mình là F0 để mọi người có biện pháp phòng ngừa.

Đối với đề xuất F1 không cần cách ly, PGS Huy Nga lưu ý nhóm F1 vẫn cần phải theo dõi sức khoẻ bản th-n và thực hiện 5K, xét nghiệm sau 5-7 ngày theo quy định của Bộ Y tế. Ý thức tự giác của F1 là rất quan trọng trong việc bảo vệ cộng đồng.

Đồng quan điểm này, PGS, TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cũng cho rằng, để kiểm soát dịch bệnh trong quá trình các F1 đi làm, các trường hợp này cần tu-n thủ tuyệt đối nguyên tắc 5K; không tiếp xúc gần với những người thuộc nhóm nguy cơ cao (người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai).

Ông Phu đề xuất, với cơ quan, xí nghiệp có nhiều F1 đi làm, nếu có điều kiện thì có thể ph-n chia khu vực làm việc cho các trường hợp này để hạn chế tiếp xúc với các trường hợp khác.

Còn trường hợp làm việc trong không gian hẹp cần mở cửa thông thoáng và hạn chế tiếp xúc gần. Khi các F1 có dấu hiệu của bệnh thì cần thông báo cho cơ quan, đơn vị để tạm cách ly, sau đó thực hiện xét nghiệm.

Theo bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, Covid-19 vẫn là bệnh truyền nhiễm nhóm A nguy hiểm, do vậy các cơ quan nhà nước phải kiểm soát chặt, cách ly các ca F0, F1.

Thực tế hiện nay, trước làn sóng của biến chủng Omicron có tốc độ l-y nhiễm nhanh, chu kỳ l-y nhiễm ngắn lại, Việt Nam tăng đột biến số F0, F1 phải cách ly, dẫn tới thiếu hụt nguồn lao động. Có đến 95% số ca mắc Covid-19 là không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, và hàng triệu F1 đang bị cách ly. Việc cách ly như thế sẽ g-y ra lãng phí nguồn nh-n lực trong khi những F1 và F0 không triệu chứng vẫn làm việc được.

Do đó, bác sĩ Phúc cho rằng, hiện nay, dựa trên các yếu tố khoa học và tình hình chống dịch vẫn căng thẳng, không để người lao động tham gia l-y lan dịch được. Tuy nhiên, nếu người nhiễm Covid-19 tu-n thủ biện pháp phòng thủ cá nh-n vẫn an toàn với bản th-n họ và người chung quanh bằng việc sử dụng khẩu trang, khoảng cách, khử khuẩn.

Theo Nh-n d-n điện tử

Bộ Y tế đề xuất, người nhiễm SARS-CoV-2 (F0) không có triệu chứng đang trong thời gian cách ly (7 ngày kể từ ngày xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và chưa có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 -m tính), tự nguyện tham gia làm việc.

Các đơn vị, địa phương có thể xem xét bố trí thực hiện các công việc trực tuyến, không tiếp xúc trực tiếp với người chung quanh; hoặc được phép tham gia hỗ trợ chăm sóc, theo dõi, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2 trong gia đình, cơ sở lưu trú hoặc tại các cơ sở điều trị bệnh Covid-19 phù hợp với nhiệm vụ được giao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện nghiêm thông điệp 5K.

Đối với những người được bố trí thực hiện các công việc tại các cơ sở điều trị bệnh Covid-19 phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng hộ theo quy định, thường xuyên theo dõi sức khỏe, xét nghiệm SARS-CoV-2; không được chăm sóc hoặc tiếp xúc với những người bệnh bị suy giảm miễn dịch hoặc có nguy cơ cao (người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người trên 50 tuổi).

Đối với những người có tiếp xúc gần với trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 (trường hợp F1), nếu chưa tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 hoặc chưa tiêm vaccine phòng Covid-19 được phép tham gia các công việc cấp bách của đơn vị, địa phương mình thông qua các hình thức làm việc trực tuyến hoặc trực tiếp.

Nếu đến cơ quan làm việc, F1 cần được bố trí khu vực riêng, bảo đảm khoảng cách, thoáng khí; không tập trung đông. F1 được di chuyển bằng phương tiện cá nh-n từ nhà đến nơi làm việc; quá trình di chuyển không tiếp xúc với cộng đồng; đeo khẩu trang...

Link nội dung: https://tlpd.vn/f0-f1-di-lam-can-luu-y-dieu-gi-de-han-che-nguy-co-lay-nhiem-a34054.html