Tiếp thị sản phẩm theo cách hiểu đơn giản là chúng ta cần phải đưa sản phẩm ra ngoài thị trường và đảm bảo sản phẩm tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng nhằm đem lại lợi nhuận.Vậy để đưa sản phẩm ra thị trường tiến gần tới khách hàng, thì các nhà tiếp thị cần phải làm gì? Hãy cùng tìm hiểu những nguyên tắc cơ bản mà các nhà tiếp thị cần làm để tiếp thị cho sản phẩm?
I/ XÁC ĐỊNH SẢN PHẨM CẦN TIẾP THỊ
Nguyên tắc tiếp thị sản phẩm đầu tiên là xác định sản phẩm cần tiếp thị. Để tiếp thị sản phẩm thì điều quan trọng chúng ta cần phải có là sản phẩm. Sản phẩm có thể hiểu: vật phẩm, hàng hóa vật chất, dịch vụ, ý tưởng,… nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Xác định sản phẩm là xác định được vị trí và thông điệp của sản phẩm muốn đem lại, cần phải làm rõ được mục đích, tác dụng của sản phẩm để người bán hàng hay khách hàng đều hiểu rõ được. Mục đích cơ bản của việc tiếp thị sản phẩm là tiêu thụ được sản phẩm tiếp thị. Vì vậy, cần phải tạo được sự chú ý với khách hàng, thỏa mãn được nhu cầu mà khách hàng mong muốn hoặc sử dụng sản phẩm cho mục đích khác.
II/ PHÂN LOẠI THEO SẢN PHẨM
Để phân loại sản phẩm chúng ta có thể chia ra làm các nhóm chính:
1/ SẢN PHẨM TIỆN LỢI
Những sản phẩm tiện lợi thường luôn có sẵn, phổ biến ở nhiều nơi và nó đáp ứng nhanh được nhu cầu của khách hàng. Ví dụ như những món ăn nhanh: bánh mì, hamburger,… hay những sản phẩm tiện lợi khác như: giấy, bút, nước uống,… Những sản phẩm này bán ra với giá thành thấp, được đặt ở những nơi thuận tiện để có thể rút ngắn thời gian tìm kiếm của khách hàng.
Đặc điểm của sản phẩm tiện lợi:
+ Những sản phẩm này thường được chọn mua thường xuyên
+ Giá thành của sản phẩm tiện lợi đều hợp lí, phù hợp với mọi khách hàng.
+ Dễ dàng tìm kiếm để mua.
+ Sản phẩm tiện lợi thì hiếm có so với sản phẩm khác
2/ SẢN PHẨM PHỤC VỤ NÂNG CAO ĐỜI SỐNG
Đối với sản phẩm này thường có sự cân nhắc hay so sánh với những sản phẩm khác. Các sản phẩm nâng cao đời sống thường ít được mua hơn hàng tiện lợi, nó được khách hàng lựa chọn dựa trên những thiết kế, giá cả và tiện nghi của chúng. Những sản phẩm được bày bán có chọn lọc hơn theo những thiết kế khác nhằm đáp ứng sự lựa chọn theo nhu cầu của khách hàng.
Đặc điểm sản phẩm nâng cao đời sống:
+ Những sản phẩm nâng cao đời sống ví dụ như:ti vi, tủ lạnh, điện thoại,… những sản phẩm này sẽ ít thường xuyên được mua hơn.
+ Giá cả những sản phẩm mua sắm nằm ở tầm trung.
+ Thường được đem so sánh với những mặt hàng khác
3/ SẢN PHẨM ĐẶC BIỆT
Những sản phẩm đặc biệt là những không phổ biến, ít được bán rộng rãi mà chỉ bán ở một số nơi riêng biệt. Sản phẩm đặc biệt như: trang sức hàng hiệu, quần áo có thương hiệu riêng, ô tô nổi tiếng xa xỉ chẳng hạn như: Hermes, LV, Prada,…
Khi mua sản phẩm đặc biệt, khách hàng không cần nhiều thời gian để so sánh với các sản phẩm khác vì những sản phẩm này có thiết kế riêng, thương hiệu riêng và có những đặc điểm riêng thu hút khách hàng. Vì những sự đặc biệt của sản phẩm nên giá thành của chúng đắt đỏ.
Đặc điểm của sản phẩm đặc biệt:
+ Có thiết kế và thương hiệu riêng biệt.
+ Giá thành sản phẩm cao.
+ Chỉ được bán ở một số địa điểm cụ thể.
+ Thường được khách hàng so sánh với thương hiệu khác.
4/ SẢN PHẨM CHƯA MUA
Sản phẩm chưa mua là nhữnghàng hóa mà khách hàng ít có nhu cầu mua hoặc không có nhu cầu để mua, hoặc không nghĩ đến việc cân nhắc để mua. Thường nhóm sản phẩm này được tạo ra nhằm phục vụ cho một nhóm đối tượng cụ thể, không phải sản phẩm phục vụ cho tất cả khách hàng. Do đặc thù nhóm sản phẩm này ít được xem xét nếu như khách hàng không có nhu cầu. Những sản phẩm kháchhàng không có nhu cầu mua ví dụ như: trang sức kim cương…..
Đặc điểm của sản phẩm chưa mua:
+ Người tiêu dùng thông thường thì thường không nghĩ về sản phẩm này
+ Các hoạt động quảng cáo cần đánh trực tiếp vào nhóm đối tượng này mà không cần phải dàn trải đến những đối tượng không có khả năng mua hoặc thật sự không có khả năng mua.
+ Cần biết điểm đặt biệt, trội của sản phẩm giữ đối thủ.
+ Những sản phẩm này cầnphải quảng cáo tích cực, có nhiều hoạt động hướng đến khách hàng.
III/ CÁC DÒNG VÀ HỖN HỢP SẢN PHẨM
1/ DÒNG SẢN PHẨM (PRODUCT LINE)
Dòng sản phẩm là nhóm những sản phẩm có mối liên hệ với nhau trên một hoặc nhiều khía cạnh đó một tập đoàn sản xuất và với một tên gọi duy nhất.
Một doanh nghiệp có thể có được nhiều dòng sản phẩm, số lượng dòng sản phẩm phản ánh được khả năng, hiệu quả của sản phẩm.
Lợi ích của dòng sản phẩm:
+ Chi phí quảng cáo trên đầu sản phẩm ít hơn do có sự tương trợ nhau về mặt thương hiệu.
+ Tính đồng nhất cao, có thể hỗ trợ dòng sản phẩm nhất quán hơn.
+ Giúp cho công ty tiêu chuẩn hóa các bộ phận và giảm được chi phí sản xuất, tồn kho.
+ Tối ưu hóa kênh bán hàng và phân phối hiệu quả.
2/ HỖN HỢP CÁC SẢN PHẨM
Hỗn hợp sản phẩm là những những dòng sản phẩm của một công ty luôn có sẵn cho người tiêu dùng. Đây là sự kết hợp của nhiều dòng sản phẩm.
3/ CẢI THIỆN ĐỂ HOÀN THIỆN SẢN PHẨM
Sửa đổi sản phẩm là thay đổi sản phẩm về thiết kế, kích thước, màu sắc, chất lượng để phù hợp với những thay đổi của thị trường. Việc thay đổi sản phẩm giúp cho sản phẩm bắt kịp được nhu cầu khách hàng, đảm bảo được sự cạnh tranh với những sản phẩm khác trên thị trường.
Những chiến lược để cải thiện sản phẩm:
+ Chiến lược cải thiện chất lượng của sản phẩm.
+ Chiến lược nâng cao hình thức, bao bì của sản phẩm vẫn đảm bảo được chất lượng.
+ Chiến lược nâng caocác chức năng của sản phẩm
IV/ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
Xây dựng thương hiệu được hiểu đơn giản là xây dựng tên tuổi, hình ảnh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng.
Cần tạo dựng một thương hiệu riêng biệt để thu hút khách hàng và cạnh tranh với những doanh nghiệp khác. Cần tạo được uy tín, điểm nổi bật của doanh nghiệp, làm cho khách hàng tìm đến doanh nghiệp, đảm bảo giữ được sự tin tưởng với khách hàng cũ và truyền bá thương hiệu đến những khách hàng mới tiềm năng.
V/ THƯƠNG HIỆU
Thương hiệu có thể là tên gọi, thuật ngữ, thiết kế, hình tượng hoặc những dấu hiệu khác để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Nhưng thương hiệu nó không chỉ đơn giản là một tên gọi, biểu tượng, logo mà nó còn là sự cảm nhận của doanh nghiệp muốn hướng tới.
VI/ BAO BÌ CỦA SẢN PHẨM
Bao bì sản phẩm là yếu tố cần thiết đối với sản phẩm mà doanh nghiệp cần quan tâm đến. Bao bì của sản phẩm có thể hiểu đó là một loại sản phẩm đặc biệt để chứa sản phẩm bên trong nhằm đảm bảo được chất lượng của sản phẩm bên trong. Thiết kế bao bì sản phẩm bắt mắt, hợp với ngành hàng cũng là một trong những yếu tố giúp sản phẩm nhận được cái nhìn thiện cảm hơn từ khách hàng, yêu thích lựa chọn sản phẩm hơn.
Mục đích của bao bì:
+ Bảo vệ sản phẩm.
+ Truyền tải được thông tin của sản phẩm.
+ Tiện lời và vận chuyển dễ dàng.
+ Giúp quảng cáo sản phẩm.
VII/ BẢO HÀNH CHO SẢN PHẨM
Bảo hành là sự cam kết của doanh nghiệp đảm bảo việc sửa chữa hoặc đổi trả sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định.Có 2 loại bảo hành là bảo hành bằng văn bản (bảo hành nhanh) và bảo hành không bằng văn bản (bảo hành có ngụ ý)
1/ BẢO HÀNH NHANH: Khách hàng sẽ được đảm bảo bảo hành bằng một văn bản hay một lời nói của người bán về sự hoạt động của sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định. Những lời bảo hành nhanh có thể xem là một cách quảng cáo để đi kèm với sản phẩm.
2/ BẢO HÀNH CÓ NGỤ Ý: Sản phẩm sẽ đi kèm với những tiêu chuẩn cụ thể và nó sẽ hoạt động như quảng cáo được gọi là bảo hành ngụ ý.
Marketing Event - Phoenix nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tổ chức sự kiện, tư vấn chiến lược, triển khai các hoạt động marketing 360, marketing digital, sản xuấtvật phẩm quảng cáo, showroom...
Marketing Event - Phoenix với thế mạnh về đội ngũ nhân sự trẻ, sáng tạo, nhiệt huyết, năng động được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Chúng tôi tự hào là lựa chọn ưu tiên đồng hành trong các cột mốc quan trọng của quá trình phát triển cùng doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ: Công ty truyền thông Phoenix (Tên thương hiệu: Marketing Event-Phoenix)
Tel:028. 222 99 295 Hotline: 0919 100 369
Email: [email protected] hoặc [email protected]
Website: http://marketingevent.vn/
Facebook: Marketing Event - Phoenix
Youtube: Marketing Event - Phoenix
Tác giả: www.marketingevent.vn