Với tóm tắt lý thuyết giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10 Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 15 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDQP 10.
Giáo dục quốc phòng 10 Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng
A. Lý thuyết GDQP 10 Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng
I. Một số khái niệm cơ bản về mạng, an ninh mạng
1. Mạng
- Mạng là môi trường trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thận lưu trữ và trao đổi thông qua mạng viễn thông và mạng máy tính.
2. Không gian mạng
- Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
- Bao gồm: mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính hệ thống thông tin, hệ thống xử lí và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu
- Là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian
Không gian mạng (minh họa)
3. An ninh mạng
- An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
An ninh mạng (minh họa)
II. Nội dung cơ bản của luật an ninh mạng
Luật An ninh mạng gồm 7 chương, 43 điều trong đó có một số nội dung sau:
1. Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng
a) Sử dụng không gian mạng để:
- Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo,... chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
- Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;...
- Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng các nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Thực hiện các hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội
- Chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc qua mạng internet
- Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Cảnh giác trước tin giả
- Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội hoặc hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
b) Nghiêm cấm các hành vi:
- Thực hiện tấn công mạng; khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng
- Gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều kiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia
c) Phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lí và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử
2. Quyền của trẻ em trên không gian mạng
- Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ kín bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng.
3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng
- Tuân thủ quy định của pháp luật về an ninh mạng.
- Kịp thời cung cấp thông tin liên quan đến bảo vệ an ninh mạng
- Thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền trong bảo vệ an ninh mạng, giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
- Thực hiện Quy tắc ứng xử chung áp dụng cho các hành vi của các tổ chức, cá nhân trên mạng xã hội.
III. Bảo mật thông tin cá nhân trên không gian mạng
1. Thông tin cá nhân
- Thông tin cá nhân là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính của một cá nhân, bao gồm ít nhất một nội dung trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân, sổ hộ chiếu.
- Những thông tin thuộc bí mật cá nhân gồm có: hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, sổ thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác.
2. Một số biện pháp bảo mật thông tin cá nhân trên không gian mạng
- Hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân trên không gian mạng
- Nâng cấp, cập nhật các phần mềm, hệ điều hành thường xuyên sử dụng phần
bị nhiễm mã độc tống tiền khi người mềm chống virus có bản quyền và uy tín,
- Đặt mật khẩu cá nhân có cấu trúc phức tạp (sử dụng nhiều kí tự trong đó kết hợp kí tự chữ, số và kí tự đặc biệt);
- Sử dụng xác thực hai yếu tố cho mật khẩu (ngoài mật khẩu cần kèm theo yếu tố khác để xác thực như trả lời câu hỏi bảo mật, mã bảo mật gửi đến số điện thoại, dấu vân tay,...);
- Đăng xuất tài khoản khi đã dùng xong, không sử dụng mạng wifi công công để đăng nhập các tài khoản, giao dịch cần bảo mật (nếu sử dụng phải thực hiện dữ liệu).
Mỗi chúng ta phải biết tự bảo vệ bản thân trên không gian mạng
B. 15 câu trắc nghiệm GDQP 10 Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng
Câu 1. Hành vi nào dưới đây không bị cấm thực hiện trên không gian mạng?
A. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành quả cách mạng.
B. Bịa đặt thông tin sai sự thật gây hoang mang dư luận.
C. Tra cứu, tìm kiếm thông tin, tư liệu trên Internet.
D. Chiếm đoạt tài sản, tổ chức đáng bạc qua mạng Internet.
Câu 2. Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào đã vi phạm quy định của Luật An ninh mạng?
Tình huống. Do thích phiêu lưu, mạo hiểm, H đã xâm nhập vào một tài khoản trên mạng xã hội và thay ảnh đại diện bằng hình ảnh của một thành viên của tổ chức khủng bố. Sau đó, H soạn nội dung kích động, chia sẻ lên dòng trạng thái của tài khoản đó. Phát hiện hành vi của H, chú P đã yêu cầu H chấp dứt hành động đó; đồng thời liên hệ tới chủ tài khoản mạng xã hội kia để xin lỗi, mong họ tha thứ.
A. Bạn H.
B. Chú P.
C. Cả bạn H và chú P.
D. Không có nhân vật nào vi phạm.
Câu 3. Trên không gian mạng, trẻ em có quyền
A. được bảo vệ, tiếp cận thông tin.
B. kích động người khác phạm tội.
C. thực hiện hành vi tấn công mạng.
D. tổ chức đánh bạc qua mạng Internet.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng quy tắc ứng xử chung trên mạng xã hội?
A. An toàn, bảo mật thông tin.
B. Tôn trọng, tuân thủ pháp luật.
C. Lành mạnh, trách nhiệm.
D. Phát tán thông tin giả.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây không thuộc thông tin cá nhân?
A. Họ tên.
B. Ngày sinh.
C. Nghề nghiệp.
D. Sở thích.
Câu 6.“Môi trường trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thận lưu trữ và trao đổi thông qua mạng viễn thông và mạng máy tính” - đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Mạng.
B. Không gian mạng.
C. An ninh mạng.
D. Bảo vệ an ninh mạng.
Câu 7. Điền từ/ cụm từ vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau: “…….là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin”.
A. mạng.
B. không gian mạng.
C. an ninh mạng.
D. bảo vệ an ninh mạng.
Câu 8. “Sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân” - đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Mạng.
B. Không gian mạng.
C. An ninh mạng.
D. Bảo vệ an ninh mạng.
Câu 9. Luật An ninh mạng năm 2018 gồm bao nhiêu chương, điều?
A. 07 chương, 34 điều.
B. 07 chương, 43 điều.
C. 08 chương, 34 điều.
D. 08 chương, 43 điều.
Câu 10. Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm trên không gian mạng?
A. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành quả cách mạng.
B. Đăng tải các hình ảnh cá nhân lên mạng xã hội.
C. Tra cứu, tìm kiếm thông tin, tư liệu trên Internet.
D. Tương tác với người thân qua mạng xã hội.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây không thuộc bí mật cá nhân?
A. Hồ sơ y tế.
B. Số thẻ tín dụng.
C. Nghề nghiệp.
D. Hồ sơ nộp thuế.
Câu 12. Một trong những biện pháp bảo mật thông tin cá nhân trên không gian mạng là
A. thường xuyên chia sẻ thông tin cá nhân trên không gian mạng.
B. sử dụng phần mềm chống viurs có bản quyền và uy tín.
C. đặt mật khẩu cá nhân có cấu trúc đơn giản, dễ ghi nhớ.
D. sử dụng wifi công cộng để đăng nhập các tài khoản.
Câu 13. Trong tình huống dưới đây, những chủ thể nào không vi phạm luật an ninh mạng?
Tình huống. Gần đây, H thường xuyên nhận được tin nhắn từ người lạ qua mạng xã hội Facebook với những lời lẽ lăng mạ, xúc phạm. H tâm sự với chị gái và nhận được lời khuyên là không nên nhắn tin lại, cần đổi mật khẩu tài khoản mạng xã hội, chặn tin nhắn từ người lạ. H thực hiện theo lời khuyên của anh trai, đồng thời, qua tìm hiểu, H biết: người nhắn tin lăng mạ mình chính là M (bạn cùng lớp với H, do M đã có mâu thuẫn với H từ trước đó).
A. Bạn H và chị gái.
B. Bạn H và bạn M.
C. Chị gái của H và bạn M.
D. H, chị gái của H và bạn M.
Câu 14. Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào đã vi phạm luật an ninh mạng?
Tình huống. V và A vốn là bạn thân từ hồi học tiểu học. Khi học lớp 10, do những bất đồng quan điểm trong nhiều vấn đề nên mối quan hệ giữa hai bạn dần trở nên xa cách. Vì giận bạn nên A đã đăng tải lên facebook những câu chuyện bí mật và thông tin cá nhân của V để chế giễu.
A. Bạn A.
B. Bạn V.
C. Cả hai bạn A và V.
D. Không có bạn nào vi phạm.
Câu 15. Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào đã vi phạm luật an ninh mạng?
Tình huống. Lợi dụng tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, bà M đã: tuyên truyền sai lệch chủ trương, đường lối chống dịch của Nhà nước; lôi kéo, xúi giục, kích động người dân trong thôn chống đối lại chính quyền.
Đọc các thông tin do bà M đăng tải, bạn K rất bức xúc và đã nhanh chóng tố giác tới cơ quan công an; trong khi đó, bạn T lại có thái độ ngược lại. T cho rằng: hành động của bà M không sai vì tất cả mọi công dân đều có quyền tự do ngôn luận, hơn nữa, bà M đã có công lớn khi dám đấu tranh để nói lên những “mặt trái của xã hội”. Với suy nghĩ đó, T đã không ngần ngại chia sẻ ngay tất cả những thông tin/ bài viết mà bà M đăng tải.
A. Bà M và bạn K.
B. Bạn K và bạn T.
C. Bà M và bạn T.
D. Bà M, bạn K và T.