Bài viết trên đây sẽ đưa ra hướng dẫn cúng ông Công ông Táo đơn giản mà lại rất bài bản, dễ thực hiện, đúng chuẩn theo nghi thức đạo Phật, mang lại lợi ích cho gia chủ.
Mâm cúng ông Công ông Táo
Đồ cúng ông Công ông Táo gồm 3 phần:
- Cúng Phật: Sắm đủ hoặc tùy duyên các loại: Hương, hoa, trà, quả, thực: (xôi, chè hoặc bát cơm trắng).
- Cúng chư Thiên, Thần Linh: Sắm lễ như cúng Phật.
- Cúng hương linh, gia tiên: Sắm đủ hoặc tùy duyên: Hoa, quả, một mâm cơm (chay: rau, củ, quả; hoặc nếu là mâm cơm mặn thì chỉ nên có thịt tịnh nhục: thịt của chúng sinh đã chết, nhưng không do tự tay giết hoặc xui người khác giết hại).Lưu ý:- Không cúng quần áo vàng mã.
- Không giết cá chép. Không nên thả cá chép với tư tưởng thả cá để ông Công ông Táo cưỡi về Trời mà nên thả cá chép với tâm muốn phóng sinh, từ bi.
- Hương: Tùy duyên dùng hương cây, hương trầm… hoặc không có hương thì dùng tâm hương.
- Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).
- Trà: Nước trà tỏa hương. Nếu không có nước trà thì có thể cúng bằng nước trắng.
- Quả: Số lượng tùy ý không kiêng kị 2 quả hay 4 quả,… và nên có loại quả chín thọ thực được.
Cách bày lễ cúng ông Công ông Táo
- Trường hợp chưa có bàn thờ: Sắp 1 bàn, để 3 cốc gạo, sắm 3 lễ bày trước cốc gạo: cúng Phật, cúng Thần Linh, cúng gia tiên.
- Trường hợp có bàn thờ:
+ Bàn thờ tà kiến (do người tà kiến bốc bát hương): Bạch theo hướng dẫn tại các nghi thức trước phần nguyện hương, sau đó nguyện hương và cắm hương vào các bát hương của gia đình đã có đó.
+ Chỉ có bàn thờ Phật: Sắp thêm 2 cốc gạo bày hai bên cạnh/dưới nơi thờ Phật: 1 cốc để cắm hương bày lễ cúng Thần Linh, 1 cốc để cắm hương bày lễ cúng gia tiên.
+ Chỉ có bàn thờ thổ công: sắp thêm để cúng Phật và hương linh tương tự như trên.
+ Chỉ có 1 bàn thờ hương linh: sắp thêm để cúng Phật và chư Thiên, chư Thần Linh tương tự như trên.
Cúng ông Công ông Táo ở đâu?
Cúng ông Công ông Táo nên được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm, cao ráo để thể hiện trọn vẹn tâm cung kính, biết ơn của gia chủ. Có thể cúng trên ban thờ của gia đình.
Cúng ông Công ông Táo ngày nào?
Thực chất, khấn ông Công ông Táo chính là hướng tâm tới chư Thiên, chư Thần. Tâm mình hướng tới đâu thì ở đó ứng; còn ông Công, ông Táo, chẳng qua chỉ là tên mình đặt thôi. Chúng ta nên cúng lễ với tâm biết ơn thì sẽ được phước báo, không kiêng kỵ ngày giờ.
Do vậy, chúng ta có thể tùy duyên sắp xếp ngày giờ phù hợp, cúng trước ngày 23 cũng được. Tuy nhiên, chúng ta nên cúng đúng ngày để giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc.
Văn khấn ông Công ông Táo năm 2024
Để việc cúng lễ trở nên đơn giản, thuận tiện và mang lại nhiều lợi ích, quý vị có thể thực hiện theo bài cúng ông Công ông Táo sau đây: Bài cúng ông Công ông Táo-Trên đây là những hướng dẫn của Cô Phạm Thị Yến (Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán) - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa chùa Ba Vàng về lễ cúng ông Công ông Táo.
Quý vị có thể đăng ký tham gia CLB Cúc Vàng để được hướng dẫn tu tập và thực hành các nghi thức tâm linh, nghi lễ đúng chuẩn đạo Phật, mang lại may mắn, phúc lộc cho bản thân và gia đình: ĐĂNG KÝ ĐẠO TRÀNG CHÙA BA VÀNG TRỢ GIÚP, HƯỚNG DẪN TU TẬP.
Các bài nên xem:
- Tổng hợp các bài văn khấn Tết nguyên đán năm 2024 đầy đủ nhất
- Hướng dẫn mâm cúng tất niên đơn giản và chuẩn nhất
- Hướng dẫn sắp mâm cúng giao thừa đầy đủ nhất
- Bàn thờ Phật tại gia: Những điều cần biết để gia đình may mắn, bình an
- Cách tỉa chân nhang chuẩn, không lo bị phạm