Chiếc điện thoại của bạn khi sử dụng một thời gian thì xảy ra hiện tượng điện thoại nhận sạc nhưng không vào pin. Rõ ràng là bạn đã cắm sạc nhưng nó lại không vào. Vậy nguyên nhân nào khiến điện thoại không vào pin và có những cách khắc phục nào cho vấn đề này? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến các dòng điện thoại báo sạc nhưng không vào pin. Cụ thể:
Nếu nguồn điện không ổn định hoặc quá yếu, thiết bị của bạn có thể điện thoại báo đang sạc nhưng không sạc. Hoặc cũng có thể ổ cắm bạn đang sử dụng đã bị hỏng nhưng bạn không chú ý.
Điện thoại không nhận sạc do nguồn điện truyền tải đang yếu hoặc không ổn định.
Linh kiện sạc kém chất lượng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến máy không nhận sạc. Chưa kể, nếu bộ sạc không chính hãng có thể không tương thích với thiết bị, dẫn đến điện thoại sạc không vào pin.
Một nguyên nhân khá phổ biến khác khiến pin điện thoại sạc không nhận là do hệ điều hành bị lỗi. Điều này xảy ra do dữ liệu ứng dụng xung đột với bản cập nhật hoặc xảy ra lỗi trong quá trình cài đặt và tải xuống.
Trường hợp điện thoại Samsung báo sạc nhưng không vào pin có thể là lỗi từ phần cứng, do bị rơi hoặc va đập mạnh trong quá trình sử dụng. Những tác động mạnh từ bên ngoài có thể đã làm hỏng một linh kiện hoặc bộ phận nào đó của máy.
Nếu nhận thấy pin trên thiết bị sạc mãi không vào, hãy kiểm tra xem cổng sạc có bị dính bụi hoặc bị gỉ, gãy, biến dạng hay không.
Khi sử dụng điện thoại, việc để quá tải các ứng dụng chạy ngầm có thể là nguyên nhân khiến điện thoại không sạc được pin hoặc lỗi pin chậm.
Bạn tải quá nhiều ứng dụng chạy ngầm dẫn đến việc sạc pin không được
Nhiều trường hợp chân cắm kim loại của bộ sạc bị biến dạng, cong nên khi cắm vào ổ điện không tiêu thụ điện, nguồn điện chập chờn. Lúc này chẳng những nguồn năng lượng của điện thoại bị ảnh hưởng, mà nguy cơ cháy nổ cũng khá cao.
Nhiều bạn có thói quen vừa sạc điện thoại vừa chơi game, xem video,... làm tiến trình sạc pin điện thoại bị chậm đi. Ngoài ra, trường hợp sạc pin điện thoại qua đêm cũng làm giảm tuổi thọ của pin.
Để giúp bạn khắc phục nhanh chóng tình trạng pin điện thoại không nhận nguồn điện, chúng tôi đã tổng hợp các cách dưới đây. Cách làm này có thể áp dụng cho mọi dòng điện thoại từ Android cho đến iOS:
Nguyên nhân của lỗi điện thoại Xiaomi báo sạc nhưng không vào pin có thể do nguồn điện không cung cấp đủ năng lượng, bởi thông thường những dòng điện thoại này yêu cầu mức công suất sạc khá lớn. Bạn có thể kiểm tra xem nguồn điện trong nhà có đang hoạt động ổn định không bằng cách cắm thử một bóng đèn. Sau đó quan sát xem nó có nhấp nháy không. Nếu nháy liên tục thì điện nhà bạn không ổn định và ngược lại. Nếu không tự làm được bạn có thể nhờ thợ điện kiểm tra giúp.
Khởi động lại thiết bị là cách giải quyết phổ biến khi bạn gặp sự cố điện thoại Samsung, OPPO, iPhone X báo sạc nhưng không vào pin. Vì vậy, bạn có thể khởi động lại điện thoại và kết nối bộ sạc để xem lỗi này đã được khắc phục chưa.
Nếu bạn sử dụng bộ sạc có dung lượng thấp, hoặc bị hư hỏng dẫn đến điện thoại sạc chậm hơn hoặc không vào pin, bạn nên thay bộ sạc và cáp sạc mới để đảm bảo sạc tốt hơn.
Trường hợp dây cáp sạc bạn đã bị hỏng sẽ không thể giúp nguồn điện vào được điện thoại
Nếu cổng sạc bị bám bụi, bạn có thể dùng tăm bông hoặc giấy ẩm để lau, nhưng không được thấm khăn quá ướt để tránh làm hỏng cổng sạc. Đối với dòng điện thoại Xiaomi 13 5G sử dụng cổng sạc Type C, thì các bạn nên cẩn thận để tránh gây hư hại cho các chi tiết bên trong.
Nếu bạn cập nhật phiên bản phần mềm không phù hợp sẽ vô tình ảnh hưởng đến việc sạc điện thoại. Do đó, bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi cập nhật phần mềm hoặc đợi nhà sản xuất ra mắt phiên bản cập nhật và sửa lỗi.
Nếu điện thoại báo sạc nhưng không vào pin, rất có thể do máy đã gặp lỗi hệ điều hành. Hãy cân nhắc thực hiện khôi phục cài đặt gốc để khôi phục tất cả cài đặt về cài đặt gốc của điện thoại. Khi sử dụng cách này bạn nên sao lưu tất cả các dữ liệu quan trọng của bạn vào một thiết bị lưu trữ khác để tránh bị mất những dữ liệu quan trọng.
Có thể các linh kiện bị hỏng trong thiết bị của bạn đang gây ra lỗi này. Do đó bạn hãy mang máy đến trung tâm sửa chữa uy tín để được nhân viên kiểm tra và hỗ trợ. Các linh kiện bị hư hỏng phải được thay thế để ngăn không cho các linh kiện hỏng này gây thêm lỗi cho máy.
Chân sạc là một bộ phận được hàn vào một bảng mạch phụ và có các mạch điện kết nối với main của điện thoại. Nếu tình trạng này vẫn không được cải thiện, bạn có thể thay luôn cả bo mạch phụ. Tuy nhiên, quá trình này khá phức tạp. Vì vậy, bạn nên mang điện thoại đến trung tâm sửa chữa uy tín để được hỗ trợ. Nếu điện thoại của bạn vẫn còn bảo hành, bạn có thể mang điện thoại đến trung tâm dịch vụ.
Trong quá trình sử dụng nếu bạn nhận thấy pin bị lỗi, hay đã sử dụng quá lâu khiến pin bị chai thì bạn nên đem điện thoại đến những trung tâm sửa chữa uy tín để được thay pin mới.
Các bạn nên thay đổi thói quen sạc pin trong quá trình sử dụng. Khi thấy điện thoại còn tầm 20% các bạn nên cắm sạc, chú ý khi sạc đầy 100% thì nên rút sạc ngay để bảo vệ tuổi thọ pin.
3.1 Sạc pin không vào khi đang mở nhưng tắt nguồn lại sạc vào, tại sao?
Trường hợp này bạn cần khôi phục cài đặt gốc để khắc phục lỗi phần mềm. Các bước thực hiện: Vào Cài đặt > chọn Sao lưu & đặt lại > chọn Đặt lại về dữ liệu gốc.
Lưu ý: Điều này sẽ khiến dữ liệu trên điện thoại của bạn bị xóa, chỉ còn lại dữ liệu trên SIM và thẻ nhớ.
3.2 Vì sao điện thoại chỉ sạc được tối đa 50%?
Trong trường hợp này, nguyên nhân có thể là do cáp sạc bị lỗi, bạn hãy thử một bộ sạc khác và kiểm tra kết quả.
3.3 Vì sao sạc 20 phút được 1%, tắt nguồn lại sạc bình thường?
Việc này xảy ra có thể do lỗi xung đột phần mềm trên điện thoại. Khi bạn khởi động lại máy thì máy sẽ tự khắc phục nên sạc bình thường. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đã hiểu được nguyên nhân tại sao điện thoại nhận sạc nhưng không vào pin và các cách khắc phục cho vấn đề này. Chúc bạn ứng dụng và xử lý lỗi thành công!