Nhắc đến cụ Nguyễn Đình Chiểu, là người Việt Nam, ai ai cũng không thể không biết đến ông. Bởi nhiều tác phẩm thơ văn hay để lại trong lòng độc giả những ấn tượng sâu sắc. Ông vừa là thầy thuốc, nhà giáo, lại vừa là nhà thơ. Để lại cho đời nhiều cống hiến và có ảnh hưởng sâu sắc đối với các tầng lớp nhân dân. Tuy không sinh ra tại Bến Tre nhưng phần lớn cuộc sống và lao động nghệ thuật của ông đều tập trung trên mãnh đất này.
Khu di tích Nguyễn Đình Chiểu tọa lạc tại Ấp 3, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa ngày 16-3-1993. Khánh thành ngày 1-7-2002 với tổng diện tích khu mộ và đền thờ là 13.000m2.
Đền thờ cụ Nguyễn Đình Chiểu được thành lập với mong muốn khơi gợi lại công ơn người sau năm tháng. Nhằm cho giới trẻ có cơ hội noi gương người đi trước. Phần nào khuyên răn, giáo dục con em ta nên sống tốt trong thời buổi hiện nay.
Người dân từ mọi miền đất nước ghé thăm nơi đây. Nên trước cổng đền, phía trái có nhà tiếp đón các đoàn khách, các cá nhân từ mọi miền về thăm mộ cụ. Từ cổng đền đến nhà bia có sân rộng để khách tham quan có thể ngồi nghĩ ngơi, khu vực đền còn trồng nhiều cây kiểng quý, được uốn tỉa công phu. Toàn bộ hình thành một hệ thống hòa nhập với quang cảnh xanh tươi vốn có của vùng quê An Đức. Đền thờ hình tròn với 3 tầng mái tượng trưng cho ba nghề nghiệp của cụ Đồ Chiểu đó là nghề dạy học, bốc thuốc và nhà thơ.
Tượng cụ Đồ được làm bằng đồng thau, nặng 1,2 tấn. Mảng phù điêu bên trái tả cảnh cụ Đồ đọc văn tế “Lục tỉnh sĩ dân trận vong” tại chợ Đập (Ba Tri) năm 1883. Mảng phù điêu bên phải miêu tả trận đánh của Phan Ngọc Tòng tại Giồng Gạch ( xã An Hiệp - Ba Tri ).
Lăng cụ được xây dựng tại nơi vô cùng yên bình. Khách du lịch nếu về Miền Tây hãy ghé thăm Bến Tre, đặc biệt ghé thăm đền thờ cụ Nguyễn Đình Chiểu. Để có dịp trãi lòng trước người làm nên nhiều điều cho các thế hệ đi trước. Để noi gương sáng từ ông, để thắp nén hương thầm kín bên lăng người.