Chùa Kinkakuji nằm ở phía Bắc của Kyoto, là một địa điểm du lịch tâm linh vô cùng nổi tiếng. Hằng năm, Kinkakuji thu hút một lượng khách du lịch rất lớn nhờ vẻ đẹp của kiến trúc cổ kính độc đáo và cảnh sắc thiên nhiên thanh bình.
Tổng quan về chùa Kinkakuji - Nhật Bản
Nhật Bản từ lâu đã nổi tiếng về tín ngưỡng Phật giáo cùng với những công trình đền chùa, miếu cổ mang đậm dấu ấn của thời gian. Chùa Kinkakuji chính là một trong những mảnh ghép tạo nên nét đẹp mộc mạc nhưng đầy huyền bí của xứ sở hoa anh đào.
Kinkakuji được biết đến rộng rãi hơn với cái tên là chùa Vàng (Golden Pavilion). Tên gọi này bắt nguồn từ vẻ ngoài của hai tầng trên cùng được dát kín bằng vàng lá. Đây cũng chính là điều giúp cho Kinkakuji được biết đến rộng rãi hơn. Nếu dịp ghé thăm cố đô Kyoto thì chắc chắn bạn không nên bỏ qua địa điểm mang tính biểu trưng này.
Lịch sử của chùa Kinkakuji
Tính tới thời điểm hiện nay, chùa Kinkakuji đã có bề dày lịch sử lên tới 600 năm. Trải qua nhiều cuộc bể dâu, khi mà các công trình cùng thời kỳ đã bị tàn phá thì Kinkakuji vẫn ẩn mình sau những tán cây xanh mướt của thành phố Kyoto.
Khởi công xây dựng từ năm 1397, ban đầu ngôi chùa Kinkakuji chính là nơi nghỉ ngơi của vị tướng Ashikaga Yoshimitsu - tướng quân thứ ba của Mạc phủ Muromachi (1336-1573). Biệt phủ này bao gồm tòa Kitayama-den, một nhà nghỉ trên núi và Shariden.
Sau khi tướng quân qua đời, tòa tháp Kitayamaden bị dỡ bỏ, chỉ để lại tòa Sariden. Thể theo ý nguyện của ngài, Sariden được trao tặng và trở thành thiền viện dành cho các Phật tử và tín đồ phái Lâm tế tu tập.
Chiến tranh chính là thứ tàn phá khốc liệt hơn cả sự mai một của thời gian. Vào thế kỷ thứ XV, ngôi chùa bị cháy lần đầu tiên và lần thứ hai vào năm 1950. Thiệt hại quá nặng nề sau đám cháy lần thứ hai, năm 1955 chính quyền buộc phải tiến hành trùng tu lại ngôi chùa. Chính vì vậy, diện mạo ngày nay chúng ta nhìn thấy không phải là kiến trúc ban đầu của chùa Kinkakuji.
Nên đến chùa Vàng Nhật Bản mùa nào trong năm?
Tọa lạc giữa cảnh quang của núi đồi, thiên nhiên thay mùa thì chùa Kinkakuji cũng khoác lên mình một chiếc áo mới.
Để trả lời cho câu hỏi nên đến thăm chùa Kinkakuji vào mùa thì có lẽ mùa xuân chính là mùa thích hợp nhất. Vào thời điểm này, tiết trời rất dễ chịu, khí hậu ôn hòa, vô cùng phù hợp để du lịch. Bên cạnh đó, chùa Vàng là một trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Nhật Bản. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể đến ngôi chùa này vào đầu xuân năm mới để cầu một năm bình an, hạnh phúc.
Sau khoảng thời gian thay lá của mùa đông, mùa xuân chính là lúc cây cối đâm chồi nảy lộc. Cả khuôn viên chùa được bao trùm trong màu xanh tươi mới của lá non và của mặt nước trong xanh của hồ thủy tinh. Sẽ không sai nếu ví cảnh sắc xung quanh chùa như một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Xem thêm: Tour du lịch Nhật Bản
Kiến trúc của chùa Vàng Kinkakuji
Chùa Vàng Kinkakuji nổi tiếng bởi sự hài hòa giữa thiên nhiên và kiến trúc. Đến với nơi này, người ta sẽ có cảm nhận ngôi chùa như là một phần của tạo hóa ban tặng chứ không phải là một công trình được tạo dựng bởi con người.
Ngôi chùa được thiết kế bao gồm 03 tầng, mỗi tầng lại có lối kiến trúc độc đáo nhưng vô cùng hòa hợp:
Tầng đầu tiên được xây dựng theo phong cách của cung điện thời Heian (phong cách Shinden). Các bức tường được bao phủ bởi lớp thạch cao màu trắng tương phản với những cột trụ gỗ tự nhiên màu nâu đen. Bên trong tầng một có hai bức tượng là tượng Đức Phật Shaka và tượng của Yoshimitsu. Chính nét giản dị nhưng không kém phần sang trọng của tầng một lại càng làm nổi bật hơn kiến trúc của tầng hai và tầng ba.
Ở tầng hai, phong cách được lựa chọn chính là phong cách Bukke thường bắt gặp ở các dinh thự Samurai. Điểm đặc biệt của lối thiết kế này chính là phủ vàng lá bên ngoài điện, đây cũng là nguyên nhân lý giải cho cái tên chùa Vàng ngày nay. Tượng Bồ tát Kannon và các bức tượng Tứ Thiên Vương được đặt xung quanh tầng hai.
Tầng thứ ba và cũng là tầng cuối cùng, nơi cao nhất để có thể ngắm trọn vẹn khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp bên ngoài. Kiến trúc của tầng này được lấy cảm hứng từ các công trình Thiền Đường của Trung Hoa. Người ta đã sử dụng vàng thật để mạ từ trong ra ngoài toàn bộ tầng ba. Mặc dù giá trị tinh thần của ngôi chùa rất lớn nhưng nhìn dưới góc độ thực tế thì ngôi chùa cũng là một khối tài sản không hề nhỏ.
Dấu ấn đặc biệt nhất nằm ở đỉnh mái của ngôi chùa, lấy cảm hứng từ kim tự tháp. Trước đây, phần mái này cũng được mạ vàng để đồng nhất màu với tầng hai và tầng ba. Tuy nhiên, sau lần tu sửa, mái chùa đã được thay thế bằng các mảnh gỗ Hinoki. Chính màu nâu của gỗ càng làm nổi bật hơn bức tượng Phượng Hoàng đúc bằng vàng, được đặt trên đỉnh cao nhất của mái chùa. Tượng Phượng Hoàng kiêu sa biểu trưng cho sự thái bình, hài hòa và đức hạnh.
Mặc dù mỗi tầng là một kiểu cấu trúc khác nhau nhưng lại vô cùng dung hợp, tầng này bổ trợ cho tầng kia. Từ những sự khác biệt màu sắc đã tạo nên một bức tranh tương phản về thị giác. Đây chính là điểm đến mà bạn không thể bỏ qua khi có dịp đi du lịch Nhật Bản.
Chùa Kinkakuji vượt qua muôn vàn khó khăn để trở thành Di sản thế giới
Vào năm 1994, chùa Kinkakuji đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Quá trình để đạt thành tựu “Di tích lịch sử của cố đô Kyoto” không hề đơn giản.
Trải qua 6 thế kỷ ròng rã, chứng kiến sự thay đổi của các triều đại chính trị. Chùa Kinkakuji đã trở thành một chứng nhân lịch sử ghi lại quá trình phát triển của xã hội. Vào năm 1467, cuộc chiến tranh Onin bùng nổ đưa toàn cố đô Kyoto vào cảnh lầm than, tàn phá nặng nề. Như một điểm sáng trong đêm tối, chùa Kinkakuji là một trong những tòa nhà hiếm hoi không bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến này.
Đến năm 1950, sự cố cháy do một nhà sư cuồng tín gây ra đã thiêu rụi gần như toàn bộ ngôi chùa. Sự kiện này lớn tới mức đã trở thành nguồn cảm hứng và cốt truyện của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng do nhà văn Yukio Mishima sáng tác. Cuốn tiểu thuyết này có tên là “The Golden Pavilion” với số lượng bán ra là hơn 3.6 triệu bản và được dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó có tiếng Việt.
Sau 05 năm ròng rã tu sửa, ngôi chùa tuy không còn giữ nguyên như hiện trạng ban đầu nhưng vẫn không làm lu mờ được sự lộng lẫy, thanh tao vốn có. Tới năm 1987, một cuộc đại trùng tu nữa lại diễn ra với chi phí khoảng 740 triệu Yên (chi phí cho vàng lá là 700 triệu). Do đó, Kinkakuji vẫn tồn tại sừng sững giữa núi đồi cho tới tận bây giờ và trở thành dấu ấn của Kyoto.
Điểm nổi bật của chùa Kinkakuji
Chùa Kinkakuji và những điều khác biệt đã tạo nên một tượng đài biểu trưng cho văn hóa và tôn giáo của người dân Nhật Bản. Được biết, ngôi chùa là nguồn cảm hứng bất tận trong văn học và cả kiến trúc.
Sự dung hợp giữa phong cảnh thiên nhiên và kiến trúc lộng lẫy
Một trong những điểm nổi bật dễ nhận thấy nhất của chùa Vàng Kinkakuji đó chính là vẻ ngoài lộng lẫy nhưng thanh tao, kiêu sa mà tinh khiết. Mặc dù tận dụng triệt để kiến trúc Nhật bản truyền thống nhưng nhờ vào sự tương phản màu sắc đã làm cho bức tranh toàn cảnh trở nên độc đáo.
Nhìn từ xa cũng có thể thấy được sắc vàng óng ánh của ngôi chùa dưới nắng mặt trời. Chính những chi tiết này đã tạo nên một khung cảnh huyền ảo như chốn bồng lai tiên cảnh. Sự hòa quyện tuyệt đối của thiên nhiên và công trình đã tạo nên một sức hấp dẫn vô cùng lớn của chùa Vàng Kinkakuji.
Cảnh quan thời kỳ Muromachi (1333-1573)
Những khu vườn và rừng thông trong khuôn viên chùa Kinkakuji chính là thứ dẫn dắt chúng ta đến với cảnh quan của thời kỳ Muromachi. Du khách có thể đi bộ dọc quanh khu vườn để chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên toàn cảnh được sắp xếp vô cùng tài tình.
Khuôn viên của ngôi chùa được lấy cảm hứng từ phong cách phân khu của các khu vườn vương tôn quý tộc Nhật Bản xưa. Tại mỗi khu đều có những tiểu cảnh thay đổi liên tục theo một trật tự nhất định để nhìn toàn diện vẫn có sự hài hòa. Những tiểu cảnh này nhằm tái hiện lại các cảnh quan được miêu tả trong cổ văn của Nhật Bản và Trung Quốc.
Dễ dàng nhận thấy nhất đó chính là hình ảnh chuỗi bốn viên đá trong hồ Kyochi đại diện cho của bốn chiếc thuyền trong cuộc phiêu lưu đến hòn đảo thần thoại của người bất tử. Hai cái ao lớn hơn cũng có mười hòn đảo nhỏ như tượng trưng cho đất nước Nhật Bản. Ngoài ra, trong khu vườn còn có con suối nước ngọt trong vắt giống như một thiên đường ngoài đời thực. Nước của con suối này còn được sử dụng trong các nghi lễ trừ tà tại ngôi chùa.
Có thể thấy rằng, đá được sử dụng rất nhiều trong việc sắp xếp, tô điểm thêm cho khu vườn xanh mát. Phần lớn các tượng đá đã tồn tại từ lúc mới xây dựng chùa, do người dân gửi tặng. Các bức tượng đá không chỉ có tên mà còn có những câu chuyện lịch sử xoay quanh. Chỉ khi bạn đặt chân đến đây vừa nghe kể chuyện, vừa được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp từng cảnh vật thì mới có thể hiểu được trọn vẹn nhất.
Hướng dẫn cách đi và phương tiện di chuyển đến Nhật Bản
Chùa Kikakuji tọa lạc tại phía Tây Bắc của thành phố Kyoto Nhật Bản. Do đó, chúng ta buộc phải lựa chọn đến Nhật bằng máy bay.
Trước tiên, hai loại giấy tờ vô cùng quan trọng mà bạn cần phải chuẩn bị cho tour du lịch Nhật Bản của mình đó chính là: Hộ chiếu và Visa. Cần lưu ý rằng, hộ chiếu phải còn thời hạn tối thiểu là 06 tháng để bạn có thể tiến hành xuất cảnh và nhập cảnh. Tiếp theo là visa, visa chính là một “giấy thông hành” do chính phủ cấp cho công dân nước ngoài để nhập cảnh vào một quốc gia nào đó trong khoảng thời gian nhất định.
Nhật Bản được xem là một trong những quốc gia xin visa khó nhất châu Á. Nguyên nhân là vì đất nước này rất “nguyên tắc” trong việc cấp visa cho công dân nước ngoài. Tuy nhiên, chỉ cần bạn có năng lực tài chính, có mục đích rõ ràng cho chuyến đi và không giả mạo tài liệu thì việc xin visa cũng sẽ dễ hơn bao giờ hết.
Từ thành phố Hồ Chí Minh bạn có thể chọn các hãng hàng không Vietnam Airlines, Air China, All Nippon Airways, Japan Airlines,…. và đáp xuống sân bay Kansai hoặc sân bay Tokyo Narita, sân bay quốc tế Chubu. Sau khi hạ cánh, bạn có thể di chuyển đến chùa… bằng taxi, tàu điện ngầm hoặc dịch vụ đưa đón tại sân bay.
Kinh nghiệm tham quan và khám phá chùa Vàng
Chùa Kinkakuji đã trở thành một tượng đài văn hóa của “xứ sở hoa anh đào”. Chính sức hút vô cùng mạnh mẽ nên lượng khách du lịch đến đây cũng ngày một đông hơn. Hãy cùng tìm hiểu một số kinh nghiệm tham quan chùa Vàng để có một tour du lịch Nhật Bản trọn vẹn nhé.
Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của văn hóa Nhật Bản
Nói đến chùa Vàng Kinkankuji, người ta sẽ nghĩ ngay đến kiến trúc vô cùng độc đáo, đại diện cho nền văn hóa quý tộc của Nhật Bản xưa. Lối kiến trúc kết hợp giữa gỗ, thạch cao và vàng thật đã trở thành nguồn cảm hứng cho việc xây dựng chùa Gác Bạc sau này. Từng chi tiết trang trí vô cùng tinh xảo và tỉ mỉ cũng phần nào thể hiện được phẩm chất siêng năng, chịu khó, chu toàn của người dân Nhật Bản.
Mệnh danh là “thiên đường hạnh phúc”, thứ giúp cho chùa Vàng càng thêm nổi bật đó chính là hồ nước rộng Kyochi. Ngoài cái tên Kyochi, người ta còn gọi hồ nước này là hồ Thủy Tinh hay hồ Gương. Đúng như tên gọi, mặt nước trong xanh của hồ như một tấm gương phản chiếu sự trang nghiêm, lộng lẫy của ngôi chùa. Chính vì vậy, những ngày nắng sẽ vô cùng thích hợp để bạn chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp của ngôi chùa dát vàng trứ danh Nhật Bản.
Ngắm nhìn cảnh vật chùa qua bốn mùa
Khác với Việt Nam, Nhật Bản có bốn mùa vô cùng rõ nét, mỗi mùa có những nét đẹp đặc trưng riêng. Tại chùa Kinkakuji vào mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc, nhiệt độ trung bình khoảng 12 độ C chính là lúc thích hợp nhất để du khách ghé thăm. Đi dạo quanh chùa lúc này, chúng ta còn có thể ngắm nhìn hoa anh đào nở dọc sườn núi vô cùng lãng mạn.
Xuân đi hạ đến, khi những ánh nắng chói chang của mùa hè chiếu rọi cả khu vườn thông cũng là lúc cánh cửa thiên đường được mở ra. Mặt hồ Kyoko-chi long lanh ánh nắng như những hạt thủy tinh tạo nên một không gian đầy mộng mơ. Nếu bạn là một người yêu thích sự tĩnh lặng hơn, hãy ghé thăm chùa vào mùa thu. Lúc này, rừng lá phong thay màu áo đỏ, chìm trong sắc trời màu hồng rực của hoàng hôn. Thật không sai khi nói mùa thu là mùa lãng mạn nhất trong năm.
Xuân, hạ, thu đều mang lại một trải nghiệm thiên nhiên và kiến trúc hài hòa đến khó tin. Nhưng mùa phản chiếu rõ nét nhất, nổi bật nhất ngôi chùa Kinkakuji đó chính là mùa đông. Khi cả không gian chìm trong sắc trắng tinh khôi của những bông tuyết thì màu vàng của ngôi chùa trở nên đặc sắc hơn bao giờ hết.
Khám phá văn hóa tín ngưỡng tại chùa
Chùa Kinkakuji chứa đựng giá trị tâm linh và tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ xưa đến nay. Chính vì vậy, hàng năm tại ngôi chùa sẽ có những nghi lễ đặc trưng của Phật giáo như dâng hương, cầu an, cầu nguyện,… Trong chùa thờ Đức Phật Shaka và Bồ tát Kannon, Tứ Đại Thiên Vương và nhiều vị thần linh khác.
Một điều đặc biệt nữa đó là trong chùa có đền Fudo Hall, ngôi đền này thờ vua Fudo Myoo - vị vua có phẩm hạnh, tri thức và luôn tôn trọng Phật pháp. Người ta quan niệm rằng, ngài tượng trưng cho lý trí hành thiện, xua đuổi cái ác và hồi hướng con người.
Thoải mái “check in” với cảnh thiên nhiên ấn tượng
Ngoài những trải nghiệm vô cùng bình yên từ tín ngưỡng tâm linh, du khách còn có thể thoải mái “sống ảo” tại chùa Kinkakuji. Mỗi một góc của ngôi chùa đều sẽ cho ra những bức ảnh vô cùng “chất lượng”. Sự kết hợp hoàn hảo giữa cây cối, bầu trời, kiến trúc đã tạo nên một hiệu ứng khó quên trong từng khung hình.
Chùa Kinkakuji chắc chắn sẽ là một điểm đến không thể bỏ qua dành cho ai thích những trải nghiệm mang tính kết nối giữa thiên nhiên và tâm linh. Có thể nói rằng nơi đây hội tụ đủ các yếu tố hình thành nên nền văn hóa Nhật Bản lâu đời. Du lịch Hoàn Mỹ với hơn 25 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành, luôn được khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ. Để hành trình khám phá tour du lịch Nhật Bản trọn vẹn nhất, hãy liên hệ ngay cho Du lịch Hoàn Mỹ tư vấn và hỗ trợ.