Bạn có biết cách tắt cảm biến tiệm cận Android không? Cảm biến tiệm cận là tính năng khá thú vị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn có thể tắt nó để có được trải nghiệm tốt hơn. Trong bài viết này, Thành Trung Mobile sẽ hướng dẫn bạn cách tắt cảm biến tiệm cận trên Android nhanh chóng và dễ dàng.
Tìm hiểu về Cảm biến tiệm cận
Cảm biến tiệm cận là gì?
Thực tế cảm biến tiệm cận (Proximity Sensor) trên smartphone là con cảm biến phát hiện khoảng cách giữa điện thoại và vật thể khác mà không cần sự tiếp xúc trực tiếp.
Khi bạn đưa điện thoại lên tai để thực hiện cuộc gọi, cảm biến tiệm cận sẽ phát hiện và tự động tắt màn hình, đồng nghĩa với việc màn hình điện thoại tối đen khi gọi giúp tiết kiệm năng lượng - một phần của chế độ tiết kiệm pin. Ngoài ra, tính năng này còn ngăn chặn các thao tác không mong muốn trên màn hình cảm ứng, như việc vô tình nhấn vào nút kết thúc cuộc gọi, đảm bảo cuộc đàm thoại diễn ra suôn sẻ mà không bị gián đoạn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động của cảm biến tiệm cận trong Chế độ tiết kiệm pin để biết cách tận dụng hiệu quả tính năng này.
Ngoài ra, khi bạn nhận cuộc gọi bất kì, bạn áp tai vào điện thoại cảm biến tiệm cận cũng hoạt động ngay và tự động tắt màn hình đi, vừa tiết kiệm pin vừa giảm độ nóng do màn hình không phải hoạt động quá nhiều.
Thực tế không phải bất kì ai cũng ưa thích chức năng mà cảm biến tiệm cận mang lại:
- Màn hình nhấp nháy liên tục khi luân phiên thay đổi khoảng cách điện thoại và người dùng.
- Một số tình huống thực tế bạn luôn muốn màn hình luôn sáng khi hội thoại.
- Cảm biến tiệm cận chỉ giúp bớt hao pin trong tình huống nghe gọi, nếu không tắt bình thường nó vẫn hoạt động ở những chức năng khác thì xét về khoảng tiết kiệm pin cũng không khá hơn là bao nhiêu.
Cảm biến tiệm cận còn làm được gì ngoài chức năng "Tắt màn hình khi áp tai nghe/gọi"?
Thực tế trên các smartphone, cảm biến tiệm cận chỉ được dùng cho mục đích "tắt màn hình khi gọi" là chính. Tuy nhiên, nếu bạn là người mê "vọc vạch", sau khi "Root" máy bạn có thể tận dụng cảm biến tiệm cận để làm nhiều việc hơn:
- Mở khóa/ khóa màn hình không cần phím cứng. (che cảm biến, úp màn hình)
- Bật/tắt dữ liệu đi động 3G/4G hoặc wifi không cần thao tác thủ công nhiều.
- Bật đa nhiệm, chạy nhanh ứng dụng bất kì từ bất kì đâu mà không cấn nhấn phím cứng hay biểu tượng ứng dụng.
Bạn dễ dàng tìm ra những ứng dụng hỗ trợ mạnh cảm biến tiệm cận bằng cách vào CH Play và tải Proximity sensors. Đa phần các ứng dụng này đều yêu cầu quyền Root máy, tức nếu bạn không Root đồng nghĩa chúng sẽ không hoạt động được. Tuy nhiên, để thực hiện tốt, bạn phải biết rõ Root máy là gì để dễ dàng thực hiện.
Thậm chí khi mua máy, đặc biệt máy đã qua sử dụng bạn nên kiểm tra cảm biến tiệm cận của máy còn hoạt động không. Đơn giản một khi cảm biến tiệm cận bị hỏng thì khả năng các phần khác có vấn đề là rất cao do cảm biến tiệm cận rất bền trừ trường hợp làm rơi rớt xuống nước, va đập mạnh mới dẫn đến việc hư hỏng.
Cách kiểm tra cũng rất đơn giản, bạn thực hiện cuộc gọi và lấy tai áp hoặc che loa thoại ở phần trên, mặt trước của điện thoại.
Tắt cảm biến tiệm cận Android như thế nào?
Việc tắt cảm biến tiệm cận rất dễ, chỉ vài thao tác là bạn có thể thực hiện việc này nhanh chóng.
Bước 1: Trước tiên, từ màn hình chính, bạn vào Cài đặt
Bước 2: Tìm đến mục Cuộc gọi hay Điện thoại (Tùy dòng máy, phiên bản Android và nhà sản xuất mà phần này sẽ ở những nơi khác nhau)
Bước 3: Sau khi truy cập vào mục trên, bạn tìm mục “Tắt màn hình trong khi gọi”
Khi vào phần cuộc gọi bạn kéo đến nhìn thấy chữ "Tắt màn hình trong khi gọi" thì bạn bỏ tích vào ô này. Ngay lập tức cảm biến tiệm cận sẽ được "tắt đi". Bạn không cần khởi động lại thiết bị.
Trường hợp bạn muốn bật lại tính năng của Cảm biến tiệm cận thì thực hiện như trên và tích vào “Tắt màn hình trong khi gọi”
Nguyên nhân hỏng cảm biến tiệm cận trên điện thoại
Cảm biến tiệm cận trên điện thoại có thể bị hỏng, hoạt động không đúng do những nguyên nhân sau đây:
- Điện thoại bị rơi rớt, va đập mạnh hoặc bị dính nước. Khi điện thoại bị rơi rớt, các mối hàn giữa bo mạch chủ và cảm biến bị hở hoặc đứt.
- Miếng dán màn hình quá dày hoặc được dán không chuẩn.
- Vỏ điện thoại không đúng kích thước với thân máy khiến cảm biến tiệm cận bị che khuất.
- Kính điện thoại bạn thay là kính lô quá dày khiến cảm ứng tiệm cận hoạt động không còn chính xác nữa.
Khi nào cần sửa chữa cảm biến tiệm cận?
Khi cảm biến tiệm cận hoạt động không chính xác hoặc bị hỏng, điều quan trọng nhất là xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này là do đâu. Để kiểm tra xem cảm biến tiệm cận trên điện thoại có hoạt động hay không, bạn cần thực hiện cuộc gọi điện thoại. Lúc đó cảm biến tiệm cận sẽ tắt màn hình điện thoại để tiết kiệm pin và giúp người dùng tránh thao tác nhầm.
Ngoài ra bạn cũng có thể thực hiện cuộc gọi đồng thời lấy tay che đi camera trước. Nếu màn hình điện thoại tắt tức là cảm biến tiệm cận đang hoạt động bình thường. Ngược lại, nếu màn hình điện thoại vẫn sáng, cảm biến tiệm cần của bạn đã bị hư hỏng. Cần kiểm tra đúng nguyên nhân để khắc phục.
Nếu bạn chưa tìm ra nguyên nhân hỏng cảm biến tiệm cận trên điện thoại của mình. Hoặc chưa biết đâu là địa chỉ sửa chữa uy tín, hãy mang máy tới ngay Thành Trung Mobile - Địa chỉ sửa chữa điện thoại, máy tính bảng uy tín tại TPHCM.