Để trở thành Business Analyst, bạn sẽ cần học các kỹ năng như hệ thống thông tin quản lý, các kiến thức cơ bản về kinh tế, quản trị hệ thống,… Vậy, ngành Business Analyst là gì? Để làm Business Analyst cần học gì? Mức lương khi làm ngành này là bao nhiêu?
Business Analyst là gì?
Business Analyst là người làm việc trực tiếp với khách hàng để lấy yêu cầu của khách hàng, sau đó chuyển các yêu cầu, thông tin đã thu thập được, thảo luận với các bộ phận nội bộ khác như Developer, QC, quản lý để giải quyết các yêu cầu của khách hàng.
Hiểu đơn giản hơn, Business Analyst chính là người thu thập, phân tích và giải quyết một vấn đề nào đó cho doanh nghiệp hoặc khách hàng.
Sau quá trình thảo luận, BA hay Business Analyst sẽ giúp khách hàng giải quyết được những yêu cầu của mình. Thông thường, BA là vị trí khá phổ biến trong các công ty IT, tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, đã có khá nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau cần đến vị trí Business Analyst.
>>> Bạn đang muốn ứng tuyển vị trí Business Analyst? Khám phá ngay:
Tìm việc Business Analyst
Business Analyst cần học gì?
Hiện tại, Việt Nam chưa có đơn vị hay trường nào đào tạo chuyên về ngành Business Analyst. Vì vậy, khi tìm kiếm thông tin Business Analyst cần học gì tại Việt Nam thường ít hoặc không có thông tin cụ thể.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn phát triển trong ngành Business Analyst, có thể tham khảo 3 nhóm ngành được giới thiệu dưới đây:
Nhóm ngành kiến thức về Kinh Tế
Những chuyên ngành trong nhóm này có thể kể đến như tài chính, quản trị kinh doanh, kế toán, kiểm toán, v.vv.. Hầu hết, Business Analyst sẽ cần phân tích các dữ liệu liên quan đến lợi ích kinh tế, tài chính, lợi nhuận của công ty, doanh nghiệp hoặc khách hàng. Do đó, đây cũng là một nhóm ngày giúp BA có thể trang bị được những kiến thức liên quan đến kinh tế.
Trong quá trình học nhóm ngành này, bạn nên bổ sung thêm kiến thức về công nghệ thông tin cũng như các khóa học ngắn hạn về Business Analyst. Hiện tại, hầu hết các trường đại học đều có các nhóm ngành kinh tế để bạn có thể lựa chọn.
Nhóm ngành Công nghệ thông tin
Nhóm ngành công nghệ thông tin bao gồm khá nhiều ngành nhỏ khác như kỹ thuật phần mềm, khoa học máy tính, an toàn thông tin, kỹ thuật máy tính, truyền thông - mạng máy tính.
Business Analyst sẽ được cung cấp các kiến thức liên quan đến xây dựng, vận hành, phát triển hệ thống thông qua phần mềm, kiến thức CNTT. Nếu lựa chọn nhóm ngành CNTT, các Business Analyst tương lai cần bổ sung thêm các kiến thức khác về quản trị, kinh doanh, hệ thống, v.vv.. Ngoài ra, cần cải thiện kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, v.vv..
>>> Đừng bỏ qua hàng nghìn việc làm IT xịn, lương cao trên TopCV:
Tìm việc IT ngay
Hệ thống thông tin quản lý
Ngành HTTTQL - Management Information Systems là 1 ngành trong nhóm CNTT, ngành này đi sâu vào các kiến thức liên quan đến công việc tổng hợp dữ liệu, bao gồm vận hành, kinh doanh, sản xuất, xử lý thông tin, v.vv..
Nhóm ngành hệ thống thông tin quản lý sẽ được đào tạo chính 2 nhóm kiến thức như sau:
Kiến thức kinh tế cơ bản
- Kinh tế vi mô và vĩ mô: Liên quan đến cầu, cung, thị trường, giá cả, hành vi người dùng, sản xuất, tiền tệ, v.vv..
- Kiến thức về tài chính, kế toán như đo lường, xử lý, truyền đạt các thông tin liên quan đến tài chính, phi tài chính, các nguyên lý về thị trường.
- Kiến thức liên quan đến quản trị, marketing.
- Kiến thức liên quan đến quan hệ quốc tế, luật doanh nghiệp.
Kiến thức về hệ thống thông tin quản lý từ cơ bản đến nâng cao
- Kiến thức cơ bản bao gồm kỹ thuật lập trình, tin học cơ sở, lý thuyết xác suất, cơ sở dữ liệu, tin học ứng dụng, hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu, v.vv..
- Kiến thức chuyên sâu bao gồm hệ thống TT kinh doanh, thiết kế - lập trình website, phân tích - thiết kế HTTTQL, tích hợp quy trình KD và hệ thống ERP, lập trình cơ sở dữ liệu.
>>> Xem thêm: Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn Business Analyst hay gặp nhất
Mức lương của Business Analyst là bao nhiêu?
Business Analyst thường có những mức độ phát triển tương ứng với các mức lương khác nhau. Ngoài ra, mức thu nhập của vị trí này cũng sẽ có sự chênh lệch do sự tác động của các yếu tố như kinh nghiệm, cấp bậc - vị trí, lĩnh vực làm việc, v.vv..
Lương Business Analyst theo số năm kinh nghiệm
Theo báo cáo "Thị trường tuyển dụng 2023 và Nhu cầu tuyển dụng 2024" của TopCV, lương của Business Analyst có sự khác nhau theo số năm kinh nghiệm như sau:
(Đơn vị: VNĐ/tháng)
Lương Business Analyst theo cấp bậc, vị trí
Theo khảo sát của Glassdoor.com, lương Business Analyst tại Việt Nam cũng có sự khác nhau giữa các cấp bậc vị trí, cụ thể như sau:
(Đơn vị: VNĐ/tháng)
Tạm kết
Trên đây là một số thông tin về câu hỏi “Business Analyst cần học gì và mức lương bao nhiêu?”. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành nghề này. Hiện tại TopCV đang có nhiều cơ hội việc làm Business Analyst vô cùng hấp dẫn. Nhanh tay truy cập TopCV để tìm kiếm và kết nối với nhà tuyển dụng uy tín. Đừng quên hãy sử dụng công cụ tạo mẫu CV chuẩn, độc, lạ để ứng tuyển và ghi điểm với nhà tuyển dụng ngay bạn nhé.
Tạo CV ngay