Chữa bệnh gout (gút) tại nhà là một trong những cách được nhiều người bệnh tìm đến không chỉ vì tính hiệu quả mà còn tiện dụng, dễ áp dụng. Vậy có các cách giảm đau do bệnh gout nào, hãy cùng Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Chữa bệnh gout tại nhà có hiệu quả không?
Bệnh gout đặc trưng bởi nồng độ axit uric trong máu và xuất hiện các cơn gout cấp làm sưng, nóng, đỏ, đau ở các đầu khớp. Do vậy, việc điều trị cần giảm cơn đau và giảm nồng độ axit uric trong máu. Tây y thường sử dụng các loại thuốc chống viêm, giảm đau và tăng đào thải để trị gout như allopurinol, colchicine… Các thuốc này có hiệu quả rất nhanh. Tuy nhiên nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra những tác dụng phụ như đau dạ dày, tiêu chảy, đau bụng… Do đó, xu hướng áp dụng các cách chữa bệnh gout không dùng thuốc hoặc áp dụng các bài thuốc chữa gout tại nhà được ưa chuộng.
Ưu điểm của chữa bệnh gout tại nhà là có thể sử dụng các loại thảo dược, hoa quả sẵn có để làm giảm nồng độ axit uric trong máu cũng như giảm đau, chống viêm từ các đợt gút cấp gây nên. Bên cạnh đó, phương pháp này dễ thực hiện, đơn giản nhưng vẫn mang lại hiệu quả, đặc biệt có thể sử dụng lâu dài mà không lo ngại tác dụng phụ.
Ngược lại, khi chữa bệnh gút tại nhà cần đến sự kiên trì của người bệnh, phải mất một thời gian mới cảm nhận được. Do đó, trường hợp người bệnh bị các cơn gout cấp nên chủ động thăm khám để có biện pháp xử lý tốt nhất.
Tham khảo ngay 17 cách chữa gout dưới đây!
: Bệnh Gout (gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả
2. Top 17 cách chữa bệnh gout tại nhà an toàn, hiệu quả
2.1. Chữa bệnh gout tại nhà bằng đậu xanh
Đậu xanh chứa nhiều chất xơ, có thể làm chậm quá trình hấp thu đạm - tác nhân chính hình thành nhân purin làm tăng axit uric. Đồng thời đậu xanh có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, tăng cường đào thải acid uric ở thận. Do đó bạn có thể áp dụng các bài thuốc từ đậu xanh.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 150g đậu xanh ngâm nước cho mềm sau đó rửa sạch
- Đem ninh đậu xanh với nước đến khi nhuyễn thì tắt bếp
- Không nêm gia vị, ăn luôn khi còn ấm
- Ngày ăn hai lần sáng và tối
- Nên áp dụng trong khoảng 20-30 ngày để thấy tác dụng
2.2. Lá tía tô chữa bệnh gout tại nhà hiệu quả
Lá tía tô được coi là “trợ thủ đắc lực” dành cho người bị gout. Lá tía tô không chỉ giàu các chất chống viêm, chống oxy hóa mà còn có tác dụng giảm đau, ức chế các loại vi khuẩn và phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn. Nghiên cứu chỉ ra, trong lá tía tô có chứa nhiều tinh dầu limonene, dihydrocumin, Cl-pinen giúp ức chế hoạt động của enzyme Xanthine oxidase - nguyên nhân hình thành acid uric trong máu.
Có thể áp dụng các cách chữa bệnh gút từ tía tô như sau:
- Sắc uống lá tía tô hàng ngày để tăng đào thải chất độc hại qua đường tiểu
- Giã nát tía tô đắp vào vị trí bị sưng đau do gút sau đó rửa sạch với nước ấm
- Ngâm chân trong nước lá tía tô đun nóng mỗi tối trước khi đi ngủ
- Có thể ăn trực tiếp lá tía tô hoặc dùng bột tía tô uống mỗi ngày
2.3. Chữa bệnh gút bằng gừng đơn giản hiệu quả
Gừng từ lâu được biết đến giúp cải thiện các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, giúp giảm đau do viêm xương khớp, trong đó có bệnh gout. Trong gừng có hai chất chống viêm hiệu quả là gingerols và shogaols giúp ức chế các tính thể muối urat trong máu và giảm đau do các cơn gout cấp.
Bạn có thể giảm đau gút bằng gừng như sau:
- Sử dụng 1-2 lát gừng cho vào cùng trà nóng để giảm đau, có thể pha nước mật ong gừng để uống trong ngày
- Ngâm chân trong nước gừng ấm pha với muối loãng, ngày 1 lần trước khi đi ngủ để hạn chế các cơn đau về đêm
- Giã nát gừng trộn với một chút muối sau đó bọc vào khăn vải để chườm lên vùng khớp bị sưng viêm. Không dùng đối với vết thương hở
- Dùng gừng trong mỗi bữa ăn hàng ngày để cải thiện dần
Lưu ý, gừng có tính ấm nên khi ăn bạn nên ăn một lượng vừa phải.
2.4. Giảm đau gout tại nhà với lá vối
Trong Đông y, lá vối có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc trong có thể và chứa nhiều hợp chất kháng sinh có lợi. Bạn có thể áp dụng một số cách sử dụng lá vối trị gút đơn giản được nhiều người truyền tai nhau.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 3-5 lá vối tươi hoặc khô rửa sạch sau đó thêm 2 lít nước
- Đun sôi nước lá vối trong khoảng 15 phút thì tắt bếp
- Uống thay nước lọc hàng ngày
- Ngoài ra bạn có thể ủ trà mỗi ngày thay vì sắc uống
Kiên trì thực hiện từ 1-2 tháng để cảm nhận hiệu quả
2.5. Chữa bệnh gout bằng lá sói rừng
Theo Đông y, lá sói rừng có vị cay, tính bình, được xem là thảo dược quý với công dụng thải trừ độc, giảm đau kháng khuẩn và điều hòa miễn dịch. Đặc biệt, cao lá sói rừng được cho là có tác dụng rất tốt đối với trường hợp bị gút.
Cách thực hiện:
- Lấy khoảng 15-30g lá sói rừng khô rửa sạch, sắc lấy nước uống hàng ngày. Uống liên tục trong vòng 3 tháng. Mỗi ngày uống 2 lần sau bữa ăn từ 15-30 phút. Nên sử dụng khi còn ấm.
- Lá sói rừng khô có thể tán thành bột mịn pha với rượu uống (lấy rượu làm chất dẫn). Tuy nhiên, trường hợp người bị bệnh gout cấp không nên sử dụng quá nhiều rượu. Do vậy bạn nên sử dụng theo phương pháp đầu để cải thiện bệnh.
2.6. Giảm đau gút từ lá lốt
Lá lốt ngoài tác dụng kháng khuẩn, giảm đau còn chống viêm, ngăn ngừa các đợt sưng viêm do bị gout. Đây còn là vị thuốc hiệu quả đối với người bị đau nhức xương khớp với ưu điểm dễ thực hiện, dễ tìm kiếm và an toàn, lành tính.
Cách chữa gút đơn giản bằng lá lốt:
- Lấy một bó lá lốt cả thân rễ rửa sạch đun với nước nóng khoảng 10 phút sau đó để nguội còn 50 độ thì ngâm chân chữa gút. Nên ngâm trong vòng 15-20 phút trước khi ngủ.
- Lấy một nắm lá lốt rửa sạch, sắc uống thay trà mỗi ngày. Nên uống khi còn ấm.
- Có thể giã lá lốt với một chút muối sau đó sao nóng hỗn hợp để chườm nóng lên vùng khớp bị sưng viêm
- Các cách này hầu hết đều có thể áp dụng cho người bệnh gout nói riêng và bệnh xương khớp như thoái hóa khớp, viêm đa khớp nói chung.
2.7. Dùng cần tây chữa gout tại nhà đơn giản hiệu quả
Cần tây có tính kiềm, chính hợp chất này giúp trung hòa acid trong máu và làm giảm nồng độ acid uric, từ đó giảm các triệu chứng do gout gây nên. Theo nghiên cứu, luteolin từ hạt cần tây có thể làm giảm sản xuất oxit nitric từ acid uric đồng thời ức chế xanthine oxidase - một enzyme góp phần sản xuất nhân purin để tạo ra acid uric.
Bạn có thể sử dụng cần tây hoặc hạt cần tây để giảm các cơn đau do gout bằng cách:
- Lấy khoảng 150g cần tây rửa sạch cắt khúc
- Ép cần tây lấy nước, có thể cho thêm một chút mật ong hoặc đường mạch nha cho dễ uống
- Uống ngày 1 lần vào buổi sáng
- Hoặc sử dụng cần tây trong các bữa ăn hàng ngày. Lưu ý không nên xào cần tây với các loại thực phẩm giàu nhân purin.
2.8. Nước ép cherry chữa gout
Nghiên cứu chỉ ra, chỉ cần ăn ít nhất 10 quả anh đào mỗi ngày có thể làm giảm 35% nguy cơ bị bệnh gout. Ngoài ra, ăn quả anh đào với sử dụng thuốc trị gout allopurinol có thể giảm đến 75% nguy cơ gặp phải các cơn gout tấn công. Tác dụng chữa gout tuyệt vời như vậy là do trong quả cherry (anh đào) có chứa anthocyanins có đặc tính chống viêm.
Theo Tổ chức Viêm khớp, bạn nên ăn một khoảng 100g anh đào hoặc uống nước ép anh đào mỗi ngày. Tuy nhiên nên cân nhắc liều lượng thích hợp theo từng thể trạng.
2.9. Tăng đào thải acid uric do gout từ táo
Trong táo có chứa acid malic có thể làm giảm nồng độ acid uric trong máu và ngăn ngừa các cơn gout cấp. Ngoài ra giấm táo cũng có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, có thể làm giảm các cơn đau gout. Bạn có thể sử dụng táo trong mỗi bữa ăn hàng ngày hoặc dùng giấm táo chữa bệnh gút theo cách sau:
- Lấy 1 thìa giấm táo hòa với 200ml nước
- Uống mỗi lần 2 ngày, trước bữa ăn chính 15-30 phút
- Có thể pha thêm mật ong để tạo độ ngọt
Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều táo bởi trong táo có chứa 1 lượng đường nhất định. Hãy lựa chọn những loại táo có vị ngọt thanh hoặc hơi chua.
2.10. Chữa bệnh gout bằng lá trầu không nước dừa
Trầu không có tác dụng chống viêm, có khả năng phục hồi các tổn thương ở khớp và cải thiện các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể và đào thải chất độc hại tốt. Khi kết hợp với nước dừa - hoạt động như một chất hòa tan để hoạt chất trong lá trầu “tiết” ra nhanh chóng, đây là cách trị gout hiệu quả. Bạn có thể áp dụng theo cách sau:
- Lấy 100g lá trầu tươi thái nhỏ sau đó ngâm trong một quả dừa đã gọt sẵn
- Đậy nắp dừa lại và ủ trong vòng 30 phút sau đó bỏ ra uống hết
- Nên uống trước khi ăn sáng khoảng 30 phút để các hoạt chất hấp thụ vào cơ thể
- Làm liên tục trong vòng 1 tuần để thấy tác dụng
2.11. Bài thuốc trị gout từ lá sake
Cây sake thường thu hái quả, tuy nhiên ít người biết lá sake cũng có tác dụng chữa gout hiệu quả. Theo y học cổ truyền, lá sake giúp lợi tiểu, tăng cường đào thải acid uric, hỗ trợ giảm các triệu chứng do gout. Ngoài ra lá sake còn chống viêm, giảm đau hiệu quả. Bạn có thể dùng lá sake chữa gout theo cách sau:
- Chọn 2 lá sake già đã ngả vàng rửa sạch thái khúc
- Đun lá sake với khoảng 1 lít nước đến khi sôi đun tiếp thêm 10 phút thì tắt bếp
- Uống nước lá sake khi còn ấm thay nước lọc hàng ngày
- Nên uống hết trong ngày
- Áp dụng từ 15-20 ngày để cảm nhận tác dụng
2.12. Chữa gout tại nhà bằng cây Hy thiêm thảo
Hy thiêm thảo còn có tên gọi khác là cây chó đẻ hoa vàng. Trong cây có nhiều thành phần thuộc nhóm alkaloid giúp kháng viêm. Đặc biệt có dimethyl quercetin có tác dụng làm giảm acid uric trong máu, từ đó giảm sự hình thành các tinh thể muối urat gây bệnh gout.
Cách chữa bệnh gout tại nhà không cần thuốc từ cây hy thiêm thảo:
- Hy thiêm thảo cả cây rửa sạch, cắt khúc sau đó đem phơi khô sau đó sao vàng
- Mỗi ngày lấy một ít ra sắc với 500ml nước, đun đến khi sôi trong vòng 10 phút thì tắt bếp
- Gạn bỏ bã, uống 3 lần trong ngày. Duy trì trong 15 ngày để thấy tác dụng
2.13. Nước chanh giảm đau gout
Theo nghiên cứu, nước chanh hoặc chiết xuất từ chanh có khả năng giảm nồng độ axit uric trong máu. Người có nồng độ axit uric trong máu cao uống nước chanh mỗi ngày trong 6 tuần đã có cải thiện. Tác dụng giảm axit uric là do nước chanh có tính kiềm, kích thích cơ thể giải phóng nhiều canxi carbonat, hợp chất này liên kết với axit uric và phân hủy thành nước và các hợp chất khác. Điều này làm giảm tính axit và axit uric trong máu.
Bạn có thể uống khoảng 30ml nước chanh mỗi ngày - tương đương với khoảng 1-2 quả chanh.
Tuy nhiên, nên pha loãng nước cốt chanh ra để uống tránh tình trạng viêm loét dạ dày.
2.14. Giảm đau gout bằng cách duy trì thói quen uống nước
Uống nước là hoạt động thiết yếu cho cơ thể, có tác dụng rất lớn cho hệ tiêu hóa, bài tiết cũng như việc giảm các cơn đau do gout gây nên. Nguyên nhân là do bổ sung đủ nước giúp thận đào thải tốt acid uric ra bên ngoài, đồng thời làm loãng hàm lượng acid uric. Mặc dù không phải là phương pháp giảm đau tức thời nhưng đây là một trong những cách phòng tránh đau gout hữu hiệu.
Bạn nên duy trì uống nước đều đặn đồng thời giảm lượng nước ngọt, nước có ga và rượu bia ra khỏi chế độ ăn uống của mình.
2.15. Chườm lạnh giảm đau gout nhanh chóng
Chườm lạnh cũng được coi là cách chữa bệnh gout tại nhà đơn giản, có hiệu quả. Đây là phương pháp tạm thời nhưng rất cần thiết mỗi khi xuất hiện các cơn gout cấp. Chườm lạnh có thể làm co các mạch máu, giảm lưu lượng máu cũng như làm gián đoạn tín hiệu đau từ dây thần kinh gửi lên não, giúp người bệnh tạm thời cảm thấy các cơn đau dịu hơn.
Ngoài ra, khi gặp phải các cơn gout cấp thấy sưng, nóng ở đầu khớp, việc chườm lạnh cũng làm dịu hơn các cơn sưng nóng này.
Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời, bạn chỉ nên áp dụng với trường hợp sưng tấy do gout cấp, đối với bệnh gout mạn tính nên lựa chọn phương pháp lâu dài hơn.
2.16. Nghỉ ngơi hợp lý chữa bệnh gout
Đây là cách xử lý mà hầu hết mọi người đau gout đã từng làm. Việc nghỉ ngơi, không vận động sẽ làm giảm các cơn sưng viêm do khớp. Khi các khớp không bị tác động, người bệnh sẽ cảm thấy đỡ đau hơn. Lưu ý đây là giải pháp đầu tiên khi bị đau gout nhưng cần kết hợp với các phương pháp khác để bệnh gout thuyên giảm nhanh hơn.
2.17. Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gout tại nhà bằng thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Y học cổ truyền gọi bệnh gout là thống phong. Bệnh do ngoại tà (phong, thấp, hàn) xâm nhập cơ thể gây bế tắc kinh lạc, tân dịch và khí huyết ứ đọng tại khớp. Lâu ngày sẽ gây tổn thương can, tỳ, thận. Do đó không chỉ cần tác động vào triệu chứng mà phải khiểm soát được acid uric đồng thời bồi bổ can thận.
Việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thiên nhiên là một trong những lựa chọn phù hợp trong trường hợp này. Các sản phẩm dạng này rất tiện lợi khi bạn không cần mất thời gian, công sức thực hiện như phần lớn những cách nêu ở trên. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần lựa chọn được sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, của đơn vị uy tín.
3. Lưu ý khi chữa bệnh gout tại nhà theo lời chuyên gia
Theo Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường, việc chữa bệnh gout tại nhà có thể mang lại những hiệu quả nhất định tuy nhiên ngoài việc áp dụng các bài thuốc, tăng cường uống nước hay thay đổi lối sống, người bệnh gút cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để giảm các cơn đau gout.
Cụ thể, người bị gout nên:
- Hạn chế ăn thực phẩm giàu purin như: thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật
- Kiêng thực phẩm chiên rán, đồ ăn chế biến sẵn
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia và chất kích thích
- Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả giàu vitamin C
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Tập thể dục thường xuyên để bảo vệ sức khỏe nói chung và hỗ trợ phòng ngừa, điều trị bệnh gout nói riêng
- Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động
- Thay đổi các thói quen xấu như thức khuya, nhịn tiểu và kiểm soát căng thẳng, mệt mỏi
Trên đây là 17 cách chữa bệnh gout (gút) tại nhà hiệu quả, người bệnh có thể áp dụng. Ngoài ra đừng quên xây dựng cho mình thói quen sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa bệnh gout. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được giải đáp.
XEM THÊM:
- Rau cải đắng chữa bệnh gout có tốt không?
- Bệnh gout (gut) nên ăn hoa quả gì để đào thải axit uric?
- Viên gout Tâm Bình lần thứ 5 lọt Top 1 “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”