Với những người đam mê lĩnh vực phim ảnh, cụm từ executive producer luôn được nhắc tới như một vị trí đầy mơ ước. Vậy Executive producer là gì?
XEM NGAY VIỆC LÀM HẤP DẪN NHẤT!
Executive producer nghĩa là gì?
Executive producer là một thuật ngữ chuyên chỉ về giám đốc sản xuất. Đây là vị trí việc làm chịu trách nhiệm chính về các vấn đề tài chính cho một dự án sản xuất phim ảnh, âm nhạc, sự kiện nhất định. Một executive producer là người cần phải đảm bảo nguồn tài chính đầy đủ để một dự án sản xuất có thể vận hành từ đầu đến cuối.
- Producer là gì? Tố chất để trở thành một Producer chuyên nghiệp
- Maket là gì? Vai trò và những yêu cầu khi học thiết kế maket chuẩn
Nhiều người hiện nay vẫn thường nhầm lẫn giữa hai vị trí executive producer và producer có tính chất công việc như nhau. Tuy nhiên giữa hai vị trí công việc này đều có những sự khác biệt nhất định như:
- Executive producer: vị trí này chuyên đi kêu gọi những nguồn tài trợ từ các thương hiệu, các doanh nghiệp lớn nhằm tài trợ cho các dự án phim, sản phẩm âm nhạc, chương trình truyền hình thực tế trên thị trường. Và nếu có một nhãn hàng, một thương hiệu nào đó đồng ý việc tài trợ cho các sản phẩm thì executive producer cũng thường là một giám đốc điều hành của dự án luôn.
- Producer: Đây là vị trí quản lý trực tiếp toàn bộ quy trình sản xuất của dự án âm nhạc, phim ảnh. Tuy nhiên, các producer chủ yếu chịu trách nhiệm về phần chuyên môn của dự án.
Mô tả công việc của Executive producer
Với vị trí executive producer (giám đốc sản xuất) thì công việc của ứng viên sẽ trải qua một số giai đoạn bao gồm:
Tiền sản xuất
Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng nếu các dự án muốn bấm máy. Trong thời gian này, các giám đốc sản xuất sẽ phải thực hiện các công việc khác nhau là:
- Trực tiếp liên hệ nhà đầu tư, nhà tài trợ để đem tiền về thực hiện các dự án khác nhau. Một giám đốc sản xuất sẽ là người cần phải kiếm được nguồn tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, các thương hiệu lớn để có thể có kinh phí thực hiện dự án.
- Sau khi gọi tài trợ xong, giám đốc sản xuất cần phải lập báo cáo tài chính để trình bày được với nhà tài trợ về dự kiến các khoản tiền cần phải chi, lợi nhuận dự kiến mà dự án có thể đem lại cho thương hiệu của nhà tài trợ. Chỉ khi bản báo cáo tài chính và kế hoạch triển khai được duyệt thì mới có thể bắt đầu bấm máy được.
- Executive producer là người sẽ phải tìm kiếm, thuê mướn các đội ngũ nhà sản xuất để bắt đầu thực hiện những công đoạn đầu tiên của dự án.
- Các giám đốc sản xuất cần phải chia nhỏ những công việc khác nhau để có thể phân chia cho nhân sự trong đội ngũ sản xuất. Và tùy vào tiến độ công việc mà các giám đốc sản xuất sẽ tìm kiếm thêm nhân sự hoặc kêu gọi thêm nguồn tài trợ cho dự án.
Giai đoạn sản xuất
- Các giám đốc sản xuất cần đảm bảo các giá trị về hình ảnh, thương hiệu luôn được thể hiện xuyên suốt quá trình thực hiện sản phẩm và không làm giảm giá trị thương hiệu trong dự án.
- Giám sát các công việc, hoạt động của đội ngũ sản xuất để đảm bảo mọi công việc sẽ được diễn ra một cách hiệu quả và theo đúng tiến độ yêu cầu.
Giai đoạn hậu kỳ
Sau mọi giai đoạn bấm máy đã hoàn thành, giám đốc sản xuất sẽ phải trực tiếp đánh giá về chất lượng sản phẩm cũng như đưa ra các ý kiến, phản hồi để điều chỉnh trước khi quyết định đưa ra với công chúng nhằm hoàn thiện hơn nữa dự án của mình. Đồng thời rút kinh nghiệp cho những lần tham gia các dự án sản xuất khác nhau.
► Tham khảo thêm: Các kiến thức ngành nghề bổ ích dành cho các ứng viên tìm việc
Làm thế nào để trở thành Executive producer chuyên nghiệp?
Để có thể trở thành một executive producer chuyên nghiệp, bạn cần có rất nhiều kỹ năng nghề nghiệp. Trong số những kỹ năng nghề nghiệp của một giám đốc sản xuất có thể kể tới.
Có kiến thức về lĩnh vực sản xuất
Để tạo ra những sản phẩm có tiếng vang với công chúng, một giám đốc sản xuất cần phải có hiểu biết, nhạy bén trong các lĩnh vực sản xuất . Đây là yêu cầu đầu tiên để có thể giúp bạn trở thành một executive producer và giúp bạn kiếm được các thương hiệu tài trợ phù hợp với dự án của mình.
Có mối quan hệ rộng
Mối quan hệ rộng rãi là yêu cầu để các giám đốc sản xuất dễ dàng hơn trong công việc, nhất là mối quan hệ với các nghệ sỹ có tên tuổi. Vì thể, bạn hãy tạo dựng mối quan hệ thật tốt để có thể giúp mình thành công với nghề.
Có kỹ năng lãnh đạo
Một giám đốc sản xuất chuyên nghiệp phải là người đưa ra được các quyết định về mọi vấn đề. Đặc biệt là các hoạt động về tài chính, ngân sách của doanh nghiệp để giúp thực hiện tốt các dự án, mang lại doanh thu cao cho sản phẩm của mình.
Kỹ năng giao tiếp tốt
Với vị trí đứng đầu của một dự án sản xuất thì khả năng giao tiếp tốt sẽ là điểm cộng rất lớn cho bạn. Một giám đốc sản xuất sẽ thường xuyên phải gặp gỡ các đối tác, nhà tài trợ để trao đổi, thuyết phục. Vì thế, kỹ năng giao tiếp trong những tình huống này là rất quan trọng.
Bên cạnh đó, việc giao tiếp tốt sẽ giúp cho bạn có được sự nể trọng lớn hơn từ những thành viên trong đội ngũ sản xuất. Cùng với đó là việc tạo được niềm tin, sự tôn trọng của mọi người đối với công việc của chính mình.
Có thể nói, Executive producer là một vị trí việc làm rất thú vị. Đây cũng là mục tiêu theo đuổi của rất nhiều bạn trẻ đam mê nghệ thuật. Vì thế, hãy cố gắng tích lũy những yêu cầu trên để tự tin nhất trong buổi phỏng vấn tuyển dụng.
► Khám phá những CV xin việc HOT nhất hiện nay dành cho các ứng viên