Đông Nam Á là một khu vực rất đặc biệt trên thế giới. Hầu hết các nước trong Đông Nam Á từng là thuộc địa của các nước Châu Âu nhưng giờ đây đang có sự phát triển đáng chú ý, từng bước thể hiện vị thế trên trường quốc tế. Bài viết dưới đây hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu Đông Nam Á gồm những nước nào và những đặc trưng tiêu biểu của mỗi quốc gia trong khu vực này nhé.
1. Khái quát chung về Đông Nam Á
1.1. Vị trí địa lý
Đông Nam Á là tiểu vùng nằm ở phía Đông Nam của Châu Á, tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đây là vùng địa lý quan trọng, cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Australia, bao gồm hệ thống đảo, bán đảo, quần đảo đan xen giữa biển, vịnh biển vô cùng phức tạp.
Chính bởi có vị trí địa lý quan trọng, Đông Nam Á trở thành điểm “dòm ngó” của nhiều nước đế quốc. Hầu hết các nước Đông Nam Á từng phải đối mặt với sự xâm lược của các nước đế quốc khác.
1.2. Dân số và Tôn giáo ở Đông Nam Á
Theo số liệu từ Liên hợp quốc, dân số Đông Nam Á hiện tại là 681.603.150 người, chiếm 8,57% dân số thế giới. Indonesia là quốc gia đông dân nhất khu vực với hơn 270 triệu người. Trong khi đó, Brunei là đất nước có dân số thấp nhất trong khu vực chỉ với 412.000 người.
Đông Nam Á có sự đa dạng về văn hóa, dân tộc và tôn giáo. Mặc dù chung khu vực nhưng tín ngưỡng ở mỗi quốc gia lại khác nhau. Tại Indonesi, phần lớn người dân theo đạo Hồi. Người Philippin chủ yếu theo đạo Thiên chúa. Đa số người Thái Lan theo đạo Phật. Trong khi đó ở Việt Nam, người dân có sự đa dạng về tôn giáo hơn, những tôn giáo phổ biến nhất là Công giáo, Phật giáo, Hòa Hảo, Tin Lành.
1.3. Kinh tế
Đông Nam Á là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động. Phần lớn các nước từng là thuộc địa của các nước đế quốc song đã có sự phát triển nhất định. Nền kinh tế khu vực chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động dồi dào, thu hút được sự đầu tư từ nước ngoài…
Sự phát triển kinh tế trong khu vực Đông Nam Á có sự chênh lệch giữa các quốc gia. Chẳng hạn như GDP của Singapore cao gấp 30 lần Lào và gấp 50 lần so với Campuchia và Myanmar.
2. Đông Nam Á gồm những nước nào?
Đông Nam Á hiện tại có tất cả 11 quốc gia, bao gồm:
- Việt Nam
- Thái Lan
- Singapore
- Philippine
- Myanmar
- Malaysia
- Lào
- Indonesia
- Đông Timor
- Campuchia
- Brunei
Các nước Đông Nam Á cùng tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ngoại trừ Đông Timor. Đây là một tổ chức thể hiện tinh thần đoàn kết của các quốc gia Đông Nam Á, hợp tác cùng phát triển kinh tế, văn hóa và xây dựng hòa bình.
2.1. Việt Nam
- Diện tích: 331.690 km vuông
- Dân số: 97,34 triệu người
- Thủ đô: Hà Nội
- GDP: 271, 2 tỷ USD
Việt Nam là một trong những quốc gia có sự phát triển ổn định ở khu vực Đông Nam Á. Chúng ta liên tục có những tín hiệu tích cực về kinh tế, đạt được nhiều thành tựu mới và ngày càng khẳng định được vị thế trên thương trường, thu hút được sự đầu tư của nhiều nước khác trên thế giới. Thế mạnh của Việt Nam là nguồn tài nguyên dồi dào, nguồn lao động trẻ, sáng tạo, nhạy bén với thời cuộc.
2.2. Thái Lan
- Diện tích: 513.120 km vuông
- Dân số: 69,8 triệu người
- Thủ đô: Bangkok
- GDP: 501,8 tỷ USD
Thái Lan là một trong những đất nước đứng đầu khối ASEAN. Đây cũng là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không chịu sự đô hộ của các nước thực dân, đế quốc. Điều này đã tạo điều kiện để Thái Lan tập trung vào phát triển kinh tế trước so với các nước trong cùng khu vực.
2.3. Singapore
- Diện tích: 728,6 km vuông
- Dân số: 5,686 triệu người
- Thủ đô: Singapore
- GDP: 340 tỷ USD
Singapore là một trong những quốc gia nhỏ nhất tại Đông Nam Á. Tuy vậy, đây lại là một “ông lớn” về kinh tế trong khu vực. Đến với Singapore bạn sẽ thấy rõ được sự phát triển của kinh tế với những tòa nhà cao tầng và sự sầm uất của các đô thị. Đây cũng là đất nước có sự giao thoa nhiều nét văn hóa tinh túy giữa phương Đông và phương Tây.
2.4. Philippine
- Diện tích: 300.000 km vuông
- Dân số: 109,6 triệu người
- Thủ đô: Manila
- GDP: 361,5 tỷ USD
Philippines được biết đến là xứ sở của những hòn đảo xinh đẹp khi có tới gần 7100 hòn đảo lớn nhỏ, tạo nên một quần đảo vô cùng rộng lớn. Chính vì vậy mà biểu tượng của Philippines chính là những hòn đảo. Nền kinh tế của quốc gia này khá phát triển với các lĩnh vực quan trọng gồm nông nghiệp và công nghiệp, đặc biệt là chế biến thực phẩm, dệt sợi và quần áo…
2.5. Myanmar
- Diện tích: 676.578 km vuông
- Dân số: 54,41 triệu người
- Thủ đô: Miến Điện
- GDP: 76,19 tỷ USD
Myanmar có một nét đặc trưng khá thú vị đó là họ không dùng thìa hay đũa khi ăn uống. Mọi người thường rửa tay trước khi vào bữa ăn và dùng tay để bốc cơm và thức ăn. Nền kinh tế của Myanmar kém phát triển, nguyên nhân đến từ việc quản lý yếu kém và cấm vận quốc tế kéo dài.
2.6. Malaysia
- Diện tích: 329.847 km vuông
- Dân số: 32,37 triệu người
- Thủ đô: Kuala Lumpur
- GDP: 336,7 tỷ USD
Malaysia là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á. Đất nước này còn được mệnh danh là một “Châu Á thu nhỏ” khi quy tụ đa dạng nền văn hóa dân tộc của cả Châu Á. Nơi đây có sự hòa quyện của ba nền văn minh cổ xưa nhất châu Á, đó là Mã Lai, Trung Hoa và Ấn Độ.
2.7. Lào
- Diện tích: 236.800 km vuông
- Dân số: 7,276 triệu người
- Thủ đô: Viêng Chăn
- GDP: 19,14 tỷ USD
Lào được biết đến với những tên gọi như đất nước Triệu Voi hay xứ sở Champa. Đây là người anh em thân thiết của Việt Nam khi với nhiều nét văn hóa tương đồng. Lào cũng là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không có biển.
2.8. Indonesia
- Diện tích: 7.810.000 km vuông
- Dân số: 273,5 triệu người
- Thủ đô: Jakarta
- GDP: 1,058 nghìn tỷ USD
Indonesia là quốc gia có diện tích và dân số lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Đất nước này còn được gọi là “xứ sở vạn đảo” bởi lãnh thổ có tới hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ. Tại Indonesia, Hồi giáo có sự ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân nơi đây khi có tới 86% dân số theo đạo Hồi.
2.9. Đông Timor
- Diện tích: 15.006 km vuông
- Dân số: 1,318 triệu người
- Thủ đô: Dili
- GDP: 1,821 tỷ USD
Đông Timor là một quốc gia có truyền thống thi ca và rất nhiều lễ hội văn hóa nổi tiếng, trong đó phải kể đến lễ hội văn hóa và ẩm thực được tổ chức vào tháng 3 hàng năm. Đông Timor được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những bờ biển đẹp, hoang sơ và những rạn san hô đa dạng, thu hút nhiều khách du lịch tham quan và khám phá.
2.10. Campuchia
- Diện tích: 181.035 km vuông
- Dân số: 16,72 triệu người
- Thủ đô: Phnôm Pênh
- GDP: 25,29 tỷ USD
Campuchia là quốc gia mang đậm dấu ấn các tôn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ như Đạo Phật, Hindu giáo. Các tôn giáo này có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần người dân nơi đây. Ngoài ra, nhắc đến Campuchia phải kể đến những sòng bài quy mô lớn thu hút rất nhiều người từ khắp nơi trên thế giới đổi về thử đỏ, đen.
2.11. Brunei
- Diện tích: 5.765 km vuông
- Dân số: 437.483 người
- Thủ đô: Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan
- GDP: 12,02 tỷ USD
Brunei là quốc gia có diện tích khiêm tốn nhất khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, nơi đây lại được thiên nhiên ưu ái với nhiều cảnh quan thơ mộng, trữ tình. Tại đây cũng có những công trình kiến trúc rất ấn tượng như thánh đường Hồi giáo Omar Ali Saifuddien, cung điện hoàng gia Brunei, khách sạn Empire….
Trên đây Vua Nệm vừa giúp bạn giải đáp câu hỏi Đông Nam Á gồm những nước nào và những đặc trưng cơ bản của khu vực này. Hy vọng trong tương lai Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ phát triển và đạt được nhiều thành tựu hơn nữa.